CẢNH GIÁC TRƯỚC LUẬN ĐIỆU XẢO TRÁ CỦA NGUYỄN NGỌC GIÀ

Gần đây dư luận xã hội đã hết sức bức xúc về bài viết Tại sao văn hóa Việt Nam ngày càng bệ rạc?! của Nguyễn Ngọc Già được đăng trên trang Bureau CTM Media – Âu Châu. Bất chấp thực tế khách quan, Nguyễn Ngọc Già cho rằng: Nền văn hóa phi nguồn cội của Việt Nam được sinh ra từ chế độ chính trị phản khoa học. Đây là luận điệu hoàn toàn xuyên tạc, phi thực tế, hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sự xảo trá, trơ trẽn của kẻ phản động Nguyễn Ngọc Già phải bị vạch trần, lên án và tẩy chay.

Sau hơn 35 đổi mới, chúng ta có quyền tự hào về thành tựu cùng những đóng góp to lớn của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này đã được thế giới thừa nhận và nhìn nhận Việt Nam như một “điểm sáng”. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc đã được kế thừa, bảo tồn, phát triển, bao gồm cả bản sắc văn hóa các địa phương, các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Hệ giá trị của con người, gia đình Việt Nam từng bước được định hình, trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Các thành tựu văn minh của nhân loại từng có mặt tại Việt Nam cũng đã được kế thừa chọn lọc trong văn hóa người Việt. Điều đặc biệt, trong mỗi con người Việt Nam, truyền thống yêu nước, yêu thương con người, nhân nghĩa, thông minh, hiếu học, cần cù, dũng cảm, khoan dung, trung thực, trọng chữ tín… được lưu giữ như một “báu vật” và được phát huy, làm “bệ phóng” để khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước giàu mạnh….

Trái ngược với hiện thực khách quan đó, Nguyễn Ngọc Già vẫn lớn tiếng xuyên tạc: Từ năm 1976, văn hóa của người dân Việt Nam bắt đầu xuôi dòng và dần dần thay đổi, rồi biến dạng… ngày càng bệ rạc, phi nguồn cội. Luận điệu này hoàn toàn sai trái, phản khoa học, phi thực tế, thể hiện rõ góc nhìn thiển cận, lệch lạc, cố tình bôi đen thực trạng văn hóa Việt Nam vì mục đích cá nhân thấp hèn của Nguyễn Ngọc Già. Mọi công dân Việt Nam có quyền tự hào về nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, có thể “ngẩng cao đầu” khi hội nhập trong môi trường văn hóa quốc tế đa dạng. Chỉ có những kẻ quen “cúi đầu”, “khom lưng”, luôn muốn ôm chân ngoại bang để chà đạp lên lợi ích quốc gia, dân tộc như Nguyễn Ngọc Già mới cố tình không nhận ra điều đó!

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên nhân căn cốt để văn hóa Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, thực sự trở thành nguồn lực “nội sinh” cho sự phát triển bền vững đất nước. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định văn hóa là tấm gương phản chiếu chân thực nhất bản chất của chế độ xã hội. Không thể có một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc khi thể chế chính trị không hướng tới xóa bỏ triệt để tình trạng người bóc lột người. Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, “có ý nghĩa lịch sử” là bởi nền văn hóa đó được xây dựng ở một chế độ xã hội tốt đẹp – xã hội xã hội chủ nghĩa. Một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hoàn toàn đối lập, khác biệt với các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới, không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hiện nay, hệ thống quyền lực ở các nước tư bản chủ nghĩa vẫn chủ yếu thuộc về giai cấp tư sản và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu, từ đó chi phối toàn xã hội. Những xã hội “tự do”, “dân chủ” đó đã và đang làm tha hóa con người, kéo theo sự tha hóa về văn hóa trong xã hội. Điển hình của sự tha hóa đó là xem nhẹ mạng sống con người, sẵn sàng bỏ lại phía sau số đông người nghèo, người vô gia cư, để giữ lợi ích kinh tế cho một số ít người giàu, người có quyền lực trong xã hội khi đại dịch Covid – 19 xảy ra. Ngược lại, ở Việt Nam, không ai, không một người dân nào bị bỏ lại phía sau trong đại dịch; thậm chí nhiều “nhà dân chủ” đã tìm mọi cách rời khỏi các “thiên đường dân chủ” để về Việt Nam “lánh nạn”.

Nguyễn Ngọc Già có thực sự không nhận ra điều đó? Hay y cố tình phủ nhận vì những lợi ích cá nhân vị kỷ, hẹp hòi?. Dù có lớn tiếng xảo ngôn, xuyên tạc, phủ nhận trắng trợn sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa, bôi đen nền văn hóa Việt Nam thì Nguyễn Ngọc Già cũng không thể “lấy tay che trời”, “đổi trắng thay đen” được hiện thực khách quan đang diễn ra. Càng điên cuồng chống phá, chà đạp lên lợi ích quốc gia, dân tộc, y càng lún sâu vào vũng bùn tội lỗi và không thể tìm ra lối thoát. Mọi người hãy hết sức cảnh giác với những luận điệu xảo trá, trơ trẽn của Nguyễn Ngọc Già./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.