Sự thật đằng sau quan điểm đòi thành lập các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam

Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá các nước xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt hướng tới một mục đích cuối cùng là làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, làm tan rã các Đảng Cộng sản. Trong quá trình này, “xã hội dân sự” được chúng sử dụng như một công cụ quan trọng. Thực tiễn sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô trước đây là diễn ra theo kịch bản này. Vậy thế nào là xã hội dân sự?

Từ các quan niệm khác nhau về “xã hội dân sự” có thể hiểu một cách chung nhất: “xã hội dân sự là tập hợp các mối quan hệ giữa các cá nhân trong khuôn khổ của một quốc gia dân tộc, được xác định với những phẩm chất cơ bản như tính tự nguyện, tính phi lợi nhuận và tính tự quản, xã hội đó được xem là nằm cạnh và độc lập với thị trường, nhà nước”. Qua đó cho thấy, “xã hội dân sự” là một thực thể có tính hai mặt, bên cạnh những giá trị nhân văn, đạo đức có thể mang lại để góp phần phát triển xã hội thì ngược lại tính tổ chức của nó khá lỏng lẻo, dễ bị tổn thương, dễ mất kiểm soát và rơi vào hỗn loạn, dễ bị lợi dụng vì mục đích chính trị. Bởi vậy đây được các thế lực thù địch sử dụng làm con bài chính cho âm mưu chống phá đối với Việt Nam.

Như vậy, sự thật đằng sau quan điểm đòi thành lập các tổ chức “xã hội dân sự” ở nước ta qua đó nhằm lợi dụng để thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng xã hội dân sự để gây mất ổn định chính trị, làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tiến tới thay đổi chế độ như kịch bản ở các nước Ðông Âu, SNG và Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua. Ðây là biểu hiện mới của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà cách thế lực thù địch tiến hành nhằm chống phá ta, một phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu chúng ta không cảnh giác các thế lực thù địch có thể sẽ lợi dụng các tổ chức “xã hội dân sự” để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa bằng luật pháp tư sản.

Bởi vậy mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, vạch trần và bác bỏ những âm mưu đen tối nêu trên của các thế lực thù địch./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Sự thật đằng sau quan điểm đòi thành lập các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.