Author: Nhân Văn
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “ĐẢNG KHÔNG PHẢI LÀ TỔ CHỨC ĐỂ LÀM QUAN PHÁT TÀI” (Kỳ II)
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài”, những năm qua các tổ chức đảng, cán bộ đảng viên trong toàn Đảng đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực, đạo đức, sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu đặt ra. Những thành tựu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là thành tựu gần 35 năm đổi mới đất nước có nguyên nhân quan trọng từ vai trò lãnh đạo của Đảng, cũng như vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng đã được phát huy cao độ. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên không làm tròn trọng trách người “công bộc” (đầy tớ) của nhân dân, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ rõ: Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở… Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.…
Read moreTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “ĐẢNG KHÔNG PHẢI LÀ TỔ CHỨC ĐỂ LÀM QUAN PHÁT TÀI” (Kỳ I)
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người đã đi xa nhưng di sản tinh thần vô giá – tư tưởng Hồ Chí Minh mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cũng như nhân loại tiến bộ, trong đó có tư tưởng về “Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài” vẫn còn nguyên giá trị với công tác xây dựng Đảng và quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên của Đảng hiện nay.
Nói về tư cách của đảng chân chính cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Điều này xuất phát từ mục đích, lợi ích của Đảng nói chung, của mỗi đảng viên của Đảng nói riêng là vì mục đích và lợi ích của giai cấp, của toàn dân tộc và Nhân dân, ngoài ra Đảng không có lợi ích nào khác.…
Read moreTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Kỳ III)
Ba là, củng cố Đảng về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Có quy định cụ thể để mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng thực hiện đầy đủ nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ. Cán bộ, đảng viên phải có tính tổ chức, tính kỷ luật, chịu sự quản lý của chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng. Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình. Mọi hoạt động vô tổ chức, vô kỷ luật, cố tình không chấp hành chỉ thị, nghị quyết, gây chia rẽ, bè phái, làm suy yếu khối đoàn kết, thống nhất của Đảng phải được xử lý kỷ luật nghiêm túc. Tiếp tục đẩy mạnh tinh gọn bộ máy của Đảng, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức. Cán bộ, đảng viên phải hết sức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở cương lĩnh, đường lối, tình thương yêu đồng chí và các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng.…
Read moreTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Kỳ II)
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, là tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng đó, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với quá trình xây dựng và hoạt động của Đảng ta. Nghiên cứu, quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề cơ bản và cấp thiết đối với công tác xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới.
Một là, tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Vấn đề mấu chốt nhất của xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng là phải không ngừng củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.…
Read moreTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Kỳ I)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người sáng lập và là “hiện thân” quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, được giác ngộ lý luận cách mạng và trở thành một người cộng sản chân chính, lãnh tụ của Đảng và của dân tộc. Đó là con đường mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã đi và cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách dành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Với trí tuệ mẫn tiệp và tầm nhìn chiến lược, sắc sảo, nhạy bén về chính trị, Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức và tâm huyết góp phần xây dựng Đảng ta trở thành một Đảng cách mạng, chân chính, thực sự là “đạo đức, văn minh”. Sinh thời, người đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.…
Read moreKhông để bảo thủ trở thành “sợi dây” trói buộc sự tiến bộ
Không chỉ ở Việt Nam mà với mọi quốc gia, dân tộc, tư tưởng bảo thủ được xem là một rào cản lớn, một “sợi dây” trói buộc sự vận động, phát triển của xã hội.
Tại Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Đảng ta cũng chỉ rõ “bảo thủ” là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị. Hiện nay, các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương đã và đang tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2019. Khi phân tích về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, nhiều đơn vị, địa phương cũng chỉ rõ đó là tình trạng chậm đổi mới cả trong tư duy và hành động, hay nói cách khác là căn bệnh bảo thủ còn khá nặng… Trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, việc nhận diện những biểu hiện cụ thể, nguyên nhân và hậu quả của tư tưởng bảo thủ, trên cơ sở đó xác định và tiến hành các chủ trương, biện pháp đấu tranh hiệu quả, góp phần đưa đất nước phát triển là việc rất quan trọng.