Ai là kẻ ‘‘run như cầy sấy’’
Nhân kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/2019), ông Võ Văn Thưởng – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, có bài viết với tiêu đề: “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”. Với tư cách là một độc giả, tôi nhận thấy bài viết rất sâu sắc có giá trị lý luận, thực tiễn cao trong tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác và trách nhiệm công dân trong đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Vì vậy, tôi rất bất bình với một số người đã đưa lên mạng những luận điệu sai trái phủ nhận, xuyên tạc nội dung bài viết này. Điển hình là, ngày 20/6/2019, trên trang mạng danlambao, kẻ có bút danh Phạm Trần có bài với tiêu đề: “Run như cầy sấy trước than hồng”. Trong bài viết này, Phạm Trần phủ nhận việc lợi dụng không gian mạng để chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, cho đây là điều vu vơ, không bằng chứng, không nêu được đích danh một người hay tổ chức nào. Đây là sự xuyên tạc nhằm che dấu mưu đồ lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam của Phạm Trần và đồng phạm của Y
1. Cần khẳng định, lợi dụng không gian mạng để chống phá Việt Nam là âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị
Đúng như ông Võ Văn Thưởng đã đề cập trong bài viết “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”: đã lộ diện những KOLs, influencers có động cơ không trong sáng, nền tảng văn hóa thấp, bất mãn chế độ, thậm chí từng vi phạm pháp luật nhưng lại biết “khơi gợi những cảm xúc xấu xa”; lạm dụng chữ nghĩa, ảo tưởng “quyền lực bàn phím”, luôn tìm cách điều hướng dư luận; tấn công doanh nghiệp nhằm trục lợi; đe dọa, xúc phạm cá nhân, tổ chức… Một số được nuôi dưỡng, cấp phát từ các tổ chức thù địch bên ngoài. Lợi dụng những bất cập trong quản lý nhà nước về Internet, mạng xã hội, chúng thâm nhập vào các nền tảng truyền thông xã hội, “nuôi” nick (tên tài khoản), lập ra hàng trăm nghìn tài khoản ảo và nhiều trang giả mạo cá nhân, tổ chức. Với nhiều thủ đoạn tinh vi được hỗ trợ bởi công nghệ, chúng tập trung chống phá nền tảng tư tưởng, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc tư tưởng cực đoan, tạo bất đồng, xung đột trong nội bộ Đảng và nhân dân. Chúng cường điệu những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý để khoét sâu vào xung đột lợi ích, làm chia rẽ xã hội, suy giảm lòng tin, thực hiện “diễn biến hòa bình”, đòi lật đổ chế độ. Từ đó, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động biểu tình trái phép, chống đối, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội.
Có lẽ chỉ Phạm Trần và những kẻ cùng suy nghĩ như Y mới không biết đến danh tính của các tổ chức và cá nhân như: “Chính phủ quốc gia lâm thời Việt Nam”; “Đảng Việt Tân”; “Ủy ban cứu người vượt biên”; “Ủy ban bảo vệ người Việt Nam”; “Tổ chức liên minh Việt Nam tư do”, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Đình Cống, Nguyên Thạch, Song Chi… Bởi vậy, không cần nêu cụ thể “danh tính cá nhân, tập thể” có nhiều “thành tích” trong lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam thì bản thân tôi và nhiều độc giả cũng đã hiểu rõ.
2. Câu hỏi cho Phạm Trần
Xung quanh bài viết trên của Phạm Trần không ít độc giả, đặt ra câu hỏi là vì sao Phạm Trần lại sốt sắng phủ nhận việc lợi dụng không gian mạng để chống phá Việt Nam? Phải chăng là, do y là một trong những phần tử “tích cực” tham gia những việc làm xấu xa, phản dân, hại nước nên không dám thừa nhận. Bởi vậy, không ai khác Phạm Trần và những kẻ cùng hội, cùng thuyền “run sợ hơn cả cầy sấy” trước ý chí, quyết tâm kiên quyết đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch cơ hội chính trị trên không gian mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Một câu hỏi nữa dành cho Phạm Trần: Mệnh danh là “nhà dân chủ”, “nhân sĩ, trí thức”, Phạm Trần đã làm được gì cho Tổ quốc Việt Nam? Chẳng nhẽ, chỉ vì mấy đồng đô la mà Phạm Trần và những kẻ cùng hội, cùng thuyền bán rẻ lương tâm, danh dự như chính Tạ Phong Tần, một trong những blog đen thừa nhận: “Tính đến tháng 5/2009, tôi đã viết 864 bài trên blog Công lý – Sự thật. Viết và trả lời cho các đài phát thanh BBC, RFI, RFA trên 100 bài. Cứ mỗi bài, BBC trả tôi 28 bảng Anh (khoảng 40 USD). Tổng cộng từ năm 2007 đến nay, tôi đã nhận được gần 15.000 USD từ nhiều báo, đài như vừa kể…”. Bởi vậy, Phạm Trần cần biết rằng, “quay đầu là bờ”, nếu không muốn bị lưu danh thiên cổ vì có những hành vi xấu xa, đê hèn phản dân, hại nước./.
Đã tới lúc phải xử lý mạnh tay với việc lợi dụng không gian mạng để chống phá đất nước
Pingback:Ai là kẻ ‘‘run như cầy sấy’’ |