ÂM MƯU ĐEN TỐI CỦA TRÂN VĂN
Vào ngày cuối cùng của năm 2019, Trân Văn đăng tải bài viết “Mây đen, mặt trời và nguyên thủ”. Trong bài viết, Trân Văn đã xuyên tạc, phủ nhận những sự cố gắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, vượt qua tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới trong năm 2019, để giành được những thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội. Sự xuyên tạc, phủ nhận trên của Trân Văn được thể hiện rõ qua một số vấn đề sau.
Thứ nhất, Trân Văn đã dốt tiếng Anh còn bày đặt trích dẫn cẩu thả báo cáo của WB để tự tạo ra cho bản thân “uy tín giả”.
Lấy các thông tin để xuyên tạc từ nguồn các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), tuy nhiên, Trân Văn lại có những nhầm lẫn hết sức tệ hại. Bằng chứng là Trân Văn viết: “…báo cáo chuyên đề có tên “TAKING STOCK: An Update on Vietnam’s Recent Economic Developments” hay “BƯỚC CHUYỂN VỀ TÀI CHÍNH: Mở lối cho các thị trường vốn nhằm phục vụ tương lai phát triển của Việt Nam”.
Thoáng nhìn qua đoạn trích dẫn và việc tự “biên dịch” trên đã biết trình độ ngoại ngữ của Trân Văn thấp “như vịt chặt chân”. Trên trang web chính thức của WB, tên của báo cáo này với nguyên bản tiếng Anh (tại địa chỉ http://documents.worldbank.org/curated/en/971881576078190397/Finance-in-Transition-Unlocking-Capital-Markets-for-Vietnam-s-Future-Development) là: “Finance in Transition: Unlocking Capital Markets for Vietnam’s Future Development”.
Còn báo cáo “TAKING STOCK: An Update on Vietnam’s Recent Economic Developments” (với bản tiếng Việt là “ĐIỂM LẠI: Cập nhật sự phát triển kinh tế Việt Nam”) đã được WB công bố từ tháng 7 năm 2015, chứ không phải cuối năm 2019 như Trân Văn nói. Ở đây, rõ ràng là Trân Văn đã lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, thể hiện sự yếu kém về tiếng Anh mà bày đặt học đòi trích dẫn nguyên bản tiếng Anh để “thể hiện” trình độ của Trân Văn.
Sự trích dẫn và biên dịch cẩu thả của Trân Văn thể hiện sự thiếu tôn trọng người đọc; đồng thời là cái cớ để Y xuyên tạc và lừa bịp dư luận một cách trắng trợn về những lời phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam. Sự thật là khi đọc kỹ bản Báo cáo nêu trên ở trên trang Web chính thức của WB (gồm có cả bản tiếng Anh và bản tiếng Việt), người đọc đều thấy sự khái quát của lãnh đạo Việt Nam là đúng với nhận định khách quan của WB.
Thứ hai, Trân Văn đã phủ nhận thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam
Bản báo cáo của WB nói trên đã nêu rõ: “Năm 2019 có thể được coi là một năm tương đối tốt đẹp cho nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh bất định tăng lên trên toàn cầu, Việt Nam chắc chắn vẫn nằm trong số những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt trên dưới 6,8%, cao gần gấp ba lần so với tốc độ bình quân của thế giới (2,6%), cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với bình quân ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương theo ước tính mới nhất tại báo cáo Viễn cảnh kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới”.
Đồng thời, báo cáo của WB cũng khẳng định: “Kết quả tăng trưởng vững vàng nêu trên có được là nhờ sự đóng góp của hai yếu tố chính: tăng trưởng xuất khẩu và sức cầu trong nước của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Yếu tố thứ nhất phản ánh kết quả xuất khẩu tăng khoảng 8,4% trong 9 tháng đầu năm 2019, tuy thấp hơn so với mức cùng kỳ năm trước (15,8% trong 9 tháng 2018), nhưng cao gấp ba lần so với mức tăng bình quân toàn cầu”.
Như vậy, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã được thị trường thế giới chấp nhận cả về giá cả và chất lượng, mẫu mã…; bên cạnh đó, đời sống của nhân dân trong nước được nâng cao trong những năm qua làm cho sức mua hàng hóa, dịch vụ trong nước cũng tăng lên. Đó chính là hai động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mà WB đã chỉ rõ.
Thế mà, Trân Văn còn cố tình phủ nhận trắng trợn những thành quả trong phát triển kinh tế – xã hội mà nhân dân ta đã đạt được. Trân Văn trơ trẽn hơn khi cho rằng: “… kết quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay không hề liên quan đến “nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân””?!
Theo y, những thành tựu trong phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2019 chỉ là do gặp may, khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc làm chuyển hướng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam và sự chuyển hướng này chỉ là tạm thời. Qua đây, ta càng thấy rõ trí óc, tư duy kinh tế của Trân Văn hạn hẹp, nông cạn, bị mây đen bao phủ đến như thế nào. Trân Văn không hiểu được rằng, trong nền kinh tế thế giới có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang cạnh tranh với nhau quyết liệt trong vấn đề xuất khẩu hàng hóa. Nếu người Việt Nam không cố gắng sản xuất ra được các hàng hóa có sức cạnh tranh cao cả về giá cả, chất lượng, mẫu mã… thì chẳng thể xuất khẩu hàng hóa sang nước khác được.
Tóm lại, những lập luận xuyên tạc, những trích dẫn xuyên tạc có chủ đích Trân Văn không ngoài mục đích nhằm chống phá công cuộc đổi mới của Việt Nam. Do vậy, mỗi người dân Việt Nam cần hết sức tỉnh táo trước những kẻ bịa đặt, xuyên tạc, lập luận xảo trá để chống phá đất nước ta như Trân Văn và đồng bọn của y./.
Pingback:ÂM MƯU ĐEN TỐI CỦA TRÂN VĂN |