Bác bỏ sự vu khống, xuyên tạc – trách nhiệm của người Việt Nam yêu nước
Hiện nay, các thế lực thù địch đang tiếp tục lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Trước âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, các cấp, các ngành và mỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm; kiên quyết, kiên trì đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc và hành động chống phá của chúng; trước mắt cần cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
a) Làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, coi đó là nhiệm vụ then chốt trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền nói chung và đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam về nhân quyền trên các lĩnh vực chính trị – xã hội nói riêng. Đó là nhiệm vụ vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách hiện nay. Trước mắt cần tập trung sức làm tốt một số việc quan trọng như: tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng; kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
b). Tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban bí thư, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, cải thiện đời sống nhân dân ở các vùng chiến lược, các địa bàn trọng điểm. Thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, tôn giáo, quy chế dân chủ ở cơ sở, chính sách đất đai, chính sách cán bộ; nắm chắc tâm tư, tình cảm của quần chúng, vận động các tầng lớp nhân dân đề cao trách nhiệm công dân, giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ nhân dân, xây dựng sự đồng thuận trong xã hội, giữ vững ổn định chính trị trong mọi tình huống. Kịp thời giải quyết ngay tại cơ sở các vụ việc phức tạp nảy sinh, không để lây lan, kéo dài, không để trở thành “điểm nóng”; khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, không để các thế lực thù địch tạo cớ, lợi dụng chống phá.
c). Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đi đôi với kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nghiên cứu ban hành các luật liên quan đến quyền con người; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật và điều luật không còn phù hợp. Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tổ chức tốt việc thi hành pháp luật, nhất là công tác bắt, xét xử, giam giữ, cải tạo phạm nhân. Phổ biến rộng rãi các công ước và văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết; nghiên cứu tham gia các công ước quốc tế về quyền con người.
d). Đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, làm thay đổi rõ nét về mọi mặt kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, nâng cao dân trí, tăng cường tạo nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ các vùng dân tộc, miền núi, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và một số dân tộc rất ít người (dưới 1 nghìn dân): Si La, Pupéo, Rơ Măn, Brâu, Ơ Đu… Làm tốt công tác bảo vệ môi trường; tăng cường quốc phòng, an ninh bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc và miền núi.
e). Quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống quy phạm pháp luật về tôn giáo, chấp hành nghiêm Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, chuẩn bị các điều kiện tiến tới xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, xây dựng cốt cán trong tín đồ, chức sắc nhất là những chức sắc có vị trí quan trọng trong các tổ chức tôn giáo để trở thành lực lượng chủ chốt trong các cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế đối với chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta cũng như trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tôn giáo – nhân quyền. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại.
Tóm lại, các thế lực đã và đang dùng mọi phương cách để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Đó là ý muốn của chúng, còn chúng có thực hiện được điều chúng mong muốn hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và những bài học kinh nghiệm rút ra từ 30 năm đổi mới đất nước, cả thành công và chưa thành công, hơn ai hết, chúng ta tự biết phải làm gì để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chúng ta không cho phép bất cứ thế lực thù địch nào ngăn đường, cản lối sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bọn người xấu đã lộ mặt và chúng sẽ bị trừng trị đích đáng./.
“Dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” là 4 vấn đề lớn mà các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Những lời lẽ, minh chứng mà chúng thường xuyên bịa đặt ở 4 vấn đề trên không không mới nhưng hết sức nguy hại vì nó tác động tới tư tưởng của những người thiếu hiểu biết, lập trường chính trị không vững vàng. Chính vì vậy, việc tuyên truyền các quan điểm, đường lối của Đảng đồng thời với việc phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch trước hết thuộc về mỗi cán bộ, đảng viên, những người kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, hiểu rõ bản chất và tác hại của các quan điểm sai trái, thù địch.
Nghị quyết số 25 – NQ/TW khóa IX xác định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.Như thế, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức nhận định rằng tôn giáo không mâu thuẫn, không đối lập với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước chẳng những không ngăn cản, hạn chế việc theo đạo và truyền đạo mà còn tạo điều kiện cho tín ngưỡng, tôn giáo được tự do. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể chế hóa bằng quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật và chính sách của Nhà nước.Đây là một nhận định hoàn toàn ngược lại với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch