“Biết thì thưa thớt”, chớ đừng “ăn ốc nói mò”
Tranh thủ lướt web, thấy các “nhà dân chủ, nhà dân quyền” dỏm đang giở các “trò cũ hâm lại” để kỷ niệm cái gọi là ngày ra đời “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006”. Các “nhà dân chủ, nhà dân quyền” dỏm không hiểu hay cố tình không hiểu về lịch sử phát triển dân tộc, về điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, nên cứ ăng ẳng sủa bừa rằng, phải chuyển hóa thể chế nước ta “sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh”, rồi nào là “Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội”…
Nhân cái sự này mới thấy rằng, có những kẻ đội lốt “phật”, giả danh dân chủ, nhân quyền, ngoa ngôn lộng ngữ tự nhận là “vì lợi ích nhân dân”, là “lo toan cho vận mệnh đất nước”…, nhưng lại gián tiếp “cõng rắn cắn gà nhà”, rước beo dẫn hùm, phá hoại có mục đích chứ không hề dại dột, dốt nát. Các “nhà dân chủ, nhà dân quyền” dỏm đột lốt “phật” không ngô nghê, ngốc nghếch, thiếu hiểu biết, ngược lại chúng đã được nhồi sọ, được trả công, được trả tiền cho những bài viết, cho những trò “lố” mà chúng vắt óc để nhào nặn, cố tình xuyên tạc nhằm mục đích “ăn vạ, chửi thuê, khóc mướn” cho những nhân vật “dân oan” mà chúng tạo dựng lên, cho những “quan thầy” chuyên lót dép lê ngồi vỉa hè hóng chuyện chính trị.
Những người có hiểu biết, những người yêu nước chân chính ai mà không hiểu tại sao ở Việt Nam không tồn tại đa nguyên, đa đảng mà vẫn chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền; tại sao không chỉ dừng lại ở độc lập dân tộc, mà còn phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhân bàn về vấn đề này, mỗ tôi xin được dùng kiến thức ít ỏi của mình chỉ cho các “nhà dân chủ, nhà dân quyền” dỏm biết đường mà im miệng, biết thân biết phận thôi cái trò lót dép lê hóng chuyện chính trị.
Thứ nhất, hiện nay tại sao Việt Nam chỉ có một đảng lãnh đạo? Điều đó có thực sự dân chủ không? Tại sao không thực hiện đa đảng? Bởi vì: Nhìn lại lịch sử phát triển nhân loại, không hẳn cứ nhiều đảng thì nhiều dân chủ, ít đảng ít dân chủ, mà một đảng thì không dân chủ… Lịch sử nhân loại cũng cho thấy, mỗi quốc gia có hoàn cảnh và điều kiện phát triển riêng, có nước có vua, nhưng có nước không có vua, có nước có thủ tướng, có cả tổng thống (như Hàn Quốc, Đức), nhưng cũng có nước không có thủ tướng… Chúng ta không chỉ dựa vào đó mà đánh giá một cách phiến diện, quy chụp, mà cần nhìn vào xã hội có thực sự phát triển, nhân dân có thực sự ấm no hạnh phúc, tình hình chính trị có được thực sự ổn định.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử, sự tin tưởng, giao phó của Nhân dân, và chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực tế đã chứng minh, thành quả của 30 năm đổi mới đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Chỉ cần điểm qua vài nét để minh chứng cho điều này: Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, đưa nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, văn hóa – xã hội có bước tiến mới và đặc biệt là bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi; GDP bình quân từ khoảng 98 USD/người năm 1990 đã tăng lên 400 USD/người năm 2000 và năm 2010 đạt 1.200 USD/người, năm 2015 đạt 2.200 USD/người… Từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, bộ mặt xóm làng được đổi mới rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo ước tính chỉ còn dưới 5% (2015). Bạn bè quốc tế đều thừa nhận, xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhân dân Việt Nam ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tình hình chính trị ổn định, đất nước luôn bình an để phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy hòa bình ổn định làm tiền để, đổi mới làm động lực để đưa đất nước ngày một phát triển, ngày một đi lên theo phương châm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Các “nhà dân chủ, nhà dân quyền” dỏm hãy khoan bào chữa và xuyên tạc khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ thì chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm, mà hãy nhìn lại lịch sử để thấy rằng, sau hơn 70 năm tồn tại, nếu so với đời người thì quả là dài, nhưng 70 năm đối với một chế độ xã hội thì cũng rất ngắn và so với lịch sử nhân loại thì cũng chỉ là một khoảnh khắc, do đó nếu không bình tĩnh suy xét thì sẽ dao động, hốt hoảng, mất hết niềm tin mà dẫn đến lầm đường lạc lối. Nếu nhìn lại quá trình hình thành và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa, sẽ thấy rằng: từ cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Hà Lan (giữa thế kỷ XVI) đến cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỷ XVII) rồi cách mạng tư sản Pháp (năm 1789), mỗi cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở một thế kỷ đều cách nhau trên dưới 100 năm, và chủ nghĩa tư bản đã phải mất hơn 300 năm mới thiết lập và tồn tại như một chế độ xã hội. Còn đối với cách mạng vô sản, từ Công xã Paris (năm 1871) đến Cách mạng tháng Mười (năm 1917) cách nhau chỉ gần 50 năm, và từ Cách mạng tháng Mười đến khi hệ thống các nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa hình thành, vào thập kỷ 40, thì lại chưa đến 40 năm.
Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Tuy chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nhưng không đồng nghĩa là chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ, không đồng nghĩa là lỗi thời, đã diệt vong. Cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam ta có câu “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Các “nhà dân chủ, nhà nhân quyền” dỏm hãy đọc lại và hiểu cho thấu câu thành ngữ đó, chớ đừng “ăn ốc nói mò” mà khua môi múa mép, “nói dơi nói chuột”./.
Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động là đặt trong sự kiên định sáng tạo và biện chứng của sự phát triển. Con đường phát triển ở Việt Nam không đồng nghĩa với sự đa nguyên ý thức hệ. Trình độ dân chủ phụ thuộc vào bản chất của chế độ chính trị, vào bản lĩnh, phẩm chất, năng lực của đảng chính trị cầm quyền, trình độ dân trí,… chứ không phụ thuộc vào số lượng chính đảng và các luồng tư tưởng, lý luận.
chúng ta đã phải đánh đổi biết bao nhiêu xương máu và nước mắt mới thoát đời nô lệ, thoát kiếp ngựa trâu thành người tự do. nên chúng ta không bao giờ đánh đổi độc lập, tự do và hạnh phúc ấy một lần nữa. còn mấy nhà “dân chủ” kia rất sốt sắng bởi ông chủ của hắn không còn nữa, đương nhiên hắn đang mất đi cái quyền làm nô lệ, mất cái kiếp ngựa trâu nên đang hằn học đòi mãi.
Chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” chỉ là một trong những âm mưu, thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã và đang áp dụng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Những luận điệu như chuyển hóa thể chế nước ta “sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh”, rồi nào là “Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội”…chỉ là một trong vô số thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù mà tất cả chúng ta cần phải cảnh giác!