Bộ mặt phản động của Nguyên Thạch

Ngày 28/5/2018, trên trang mạng Danlambao có bài viết “Đảng hèn, nhà nước hạ, dân cúi mặt” của Nguyên Thạch. Nội dung bài viết, nhằm xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng; kích động, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết Việt Nam và Trung Quốc; phủ nhận thành tựu xây dựng, phát triển đất nước; gây hoang mang, chia rẽ, kích động bạo loạn, lật đổ chính quyền, chống phá Đảng và Nhà nước.

Trong bài viết của mình Nguyên Thạch cho rằng “Thế là xong, tất cả đều đứng nhìn một giai đoạn lịch sử nô tàu…. Chưa bao giờ đất nước lại lâm vào cảnh đen tối như hôm nay…..”. Đây là nhận định hết sức phản động, với động cơ kích động, chia rẽ, phá hoại mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng và những thành tựu xây dựng, phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 Hiện nay, mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển mới, được Đảng ta xác định là mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tiếp tục quán triệt và thực hiện phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, về tổng thể, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được khôi phục nhanh, phát triển mạnh. Năm 2008, hai nước thiết lập quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Tiếp xúc cấp cao được duy trì với nhiều hình thức, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác, tạo điều kiện để hai bên từng bước giải quyết tranh chấp, bất đồng. Hai nước đã ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài. Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì trao đổi và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Đảng; tổ chức 10 cuộc hội thảo về lý luận giữa hai Đảng. Hai bên thành lập cơ chế Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương (2006) để điều phối tổng thể các mặt hợp tác trong quan hệ hai nước.

Về quan hệ kinh tế – thương mại và đầu tư. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại Việt – Trung tăng hơn 1.800 lần, từ 32 triệu USD (1991) lên gần 60 tỷ USD (2014). Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc đạt gần 72 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2015. Tính đến tháng 3/2017, Trung Quốc có hơn 1.600 dự án với tổng số vốn trên 11 tỷ USD, đứng thứ 8/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Về giáo dục: Hiện có hơn 13.500 lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc và khoảng trên 4.000 học sinh Trung Quốc đang du học tại Việt Nam. Về văn hóa, thể thao: hai bên đang tích cực triển khai “Kế hoạch thực hiện Hiệp định văn hóa Việt – Trung giai đoạn 2013 – 2015”; “Thoả thuận về hợp tác Thể dục thể thao”, Trung Quốc giúp Việt Nam trong việc huấn luyện và đào tạo vận động viên tài năng. Về du lịch: nhiều năm qua, du khách Trung Quốc luôn đứng đầu trong thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (năm 2014 là 1,95 triệu lượt người) trong khi có khoảng một triệu lượt người Việt Nam đi Trung Quốc du lịch. Sau khi bình thường hoá quan hệ, hai bên đã ký Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ (1993) và tiến hành đàm phán về 3 vấn đề: biên giới trên đất liền, phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề Biển Đông. Hiện nay quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục có các bước phát triển mới, sâu sắc và hiệu quả hơn, với quyết tâm và nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng hữu nghị, bình đẳng, hợp tác toàn diện, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước không ngừng được tăng cường, củng cố và đạt được nhiều tiến triển quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Sau hơn 30 năm đổi mới từ một nước nghèo kém phát triển, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam đã trở thành một quốc gia đang phát triển, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7% năm, qui mô nền kinh tế đạt gần 204 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.300 USD, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tốt. An sinh xã hội được cải thiện. Quốc phòng an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, thế và lực của nước ta ngày càng lớn mạnh…. Những thành tựu đó đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong xây dựng và phát triển kinh tế đất nước và cũng là câu trả lời rõ ràng, đầy thuyết phục phủ nhận những luận điệu xuyên tạc, phản động của Nguyên Thạch khi cho rằng “đất nước đang lâm vào cảnh đen tối

Những nội dung mà Nguyên Thạch nêu ra trong bài viết của mình đã bộc lộ bộ mặt phản động cố tình xuyên tạc sự thật với động cơ, chống Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Do vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác, đề cao trách nhiệm đấu tranh bác bỏ các luận điệu phản động của Nguyên Thạch và các thế lực thù địch.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Bộ mặt phản động của Nguyên Thạch

  • 25 Tháng Sáu, 2018 at 8:47 sáng
    Permalink

    Nguyên Thạch rõ ràng là tên phản động, bán nước hại dân. Những hành động chống phá điên cuồng của y đáng bị lên án và trừng trị.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.