Cách nhìn méo mó của Mạc Văn Trang về chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

Thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới không những được nhân dân ta ghi nhận, mà còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ấy vậy mà, gần đây trên trang Doithoaionline.com, đăng tải bài viết: Gương mặt Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam?” của Mạc Văn Trang. Nội dung bài viết cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội biến dạng khiến công nhân bị bóc lột, đời sống thiếu thốn; nông dân khốn khổ trăm bề…” Đây là luận điệu phi lý, không có cơ sở khoa học và thực tiễn, cần nhận diện, đấu tranh, bác bỏ.

Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là chế độ xã hội ưu việt và vì nhân dân. Trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định sự nhất quán, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đem lại tự do, hạnh phúc của nhân dân: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người”. Thực tiễn hơn 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đập tan ách thống trị của thực dân, đế quốc đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới – độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Trong công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật, có ý nghĩa lịch sử, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, đặc biệt trong thiên tai, dịch bệnh, Đảng ta đã có nhiều chủ trương lãnh đạo bảo vệ người dân, sớm vượt qua những khó khăn, thử thách, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Điều đó cho thấy, qua các thời kỳ cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm nhất quán về chủ trương, đường lối, chính sách tất cả vì dân, chứ đâu phải “biến dạng” như kẻ đội lốt dân chủ Mạc Văn Trang đã rêu rao.

Đối với công nhân.Theo số liệu của Tổng Cục thống kê: Tính đến nay, cả nước có khoảng 53,5 – 54 triệu người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (nữ chiếm khoảng 48%); số lượng lao động làm công hưởng lương là khoảng 24 – 24,5 triệu người, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp chiếm trên 60%, tăng khoảng 26%; mức lương tối thiểu vùng tăng 1,3 lần, thu nhập bình quân tăng 35% góp phần cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động. Với sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, chính quyền các cấp và doanh nghiệp, từ năm 2016 – 2020 đã có gần 22 triệu lượt đoàn viên, người lao động được hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán với tổng số tiền ước tính 11.626 tỷ đồng; hỗ trợ xây mới và sửa chữa 13.802 nhà Mái ấm công đoàn với số tiền gần 420 tỷ đồng… Với chính sách quan tâm, động viên, giúp đỡ đảm bảo mọi mặt đời sống công nhân như vậy thì có phải “công nhân bị bóc lột không?” – câu trả lời chắc chắn là không, mà đây chỉ là mưu đồ xuyên tạc, kích động của những kẻ phá hoại, hại nước, hại dân mà thôi.

Đối với nông dân. Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta luôn nhấn mạnh đến vai trò của nông dân đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao, khẳng định vai trò chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, những chính sách, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đã từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nông dân. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo cả nước ước giảm còn khoảng 2,75%; sau 5 năm, tỉ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,4%/năm…

Từ những minh chứng trên cho thấy những nỗ lực cố gắng của Đảng, Nhà nước ta trong đảm bảo đời sống mọi mặt của người dân, tất cả vì dân; là cơ sở để chúng ta củng cố niềm tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đồng thời phê phán, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, phản động phủ nhận thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội, công cuộc đổi mới của đất nước ta như Mạc Văn Trang và đồng bọn của y./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.