Cảnh giác với âm mưu nham hiểm của Nguyễn Văn Đài

Trên trang rfavietnam, Nguyễn Văn Đài có bài viết với tựa đề “Bàn về quyền tự do ngôn luận trong chế độ cộng sản Việt Nam”. Bài viết có nhiều nội dung bịa đặt, xuyên tạc về quyền tự do ngôn luận, Y viết: “Khi không hài lòng, không chấp nhận sự cai trị độc tài của nhà nước… Chị Phạm Đoan Trang, anh Trịnh Bá Phương, chị Nguyễn Thị Tâm cũng như mọi công dân… khác có quyền làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung nhằm chống Nhà nước… Và đó là quyền tự do ngôn luận của công dân… đã được ghi nhận tại điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013”, và “Tuyên truyền chống nhà nước… là quyền tự do ngôn luận, không phải tội”. Với những luận điệu xuyên tạc, phản động, phản khoa học và lập luận vô căn cứ, Nguyễn Văn Đài đã hiện nguyên hình là kẻ phản động, thâm thù chế độ xã hội chủ nghĩatiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vậy thực chất âm mưu của Nguyễn Văn Đài là gì? Có lẽ chúng ta, những người Việt Nam yêu nước chân chính đều dễ dàng nhận ra.

Thứ nhất, không thể có chuyện dân ta mất quyền “tự do ngôn luận”… Thực tế ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận luôn được tôn trọng, bảo đảm. Cụ thể, Điều 25 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Còn quyền tự do ngôn luận trên báo chí đã được nêu trong Điều 4 Chương I Luật Báo chí: “Báo chí là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân”. Như vậy, tự do báo chí và tự do ngôn luận có phần đồng nhất. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, là quyền được tự do tìm kiếm thông tin, chia sẻ thông tin hoặc ý kiến của mình trên báo chí. Điều này cho thấy rõ không có chuyện ở Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận như sự xuyên tạc của Nguyễn Văn Đài.

Thứ hai, Nguyễn Văn Đài cho rằng: “đảng, chế độ và nhà nước… đã thừa nhận, chấp nhận mọi công dân… có quyền tự do bày tỏ các quan điểm, chính kiến đối lập của họ về mọi vấn đề của đất nước từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo,… Và nhà nước… không bao giờ được sách nhiễu, đe doạ hay trừng phạt các công dân của mình”, vậy bản chất của vấn đề ở đây là gì và nhằm ám chỉ gì? Thực chất nhận thức của Nguyễn Văn Đài như vậy là phiến diện và không chính xác nếu không muốn nói là sai lầm. Y đã cố tính viện dẫn bằng những lý lẽ vô căn cứ để rắp tâm chống phá, thực hiện mưu đồ đen tối của mình khi cho rằng: “lĩnh vực nào, mọi công dân… đều có quyền lên án, chỉ trích đảng, chế độ, nhà nước… khi họ không hài lòng”. Chúng ta biết rằng, trên thực tế không bao giờ có quyền tự do tuyệt đối cả, mà nó còn bị giới hạn bởi các yếu tố như luật pháp, phong tục tập quán, đạo đức xã hội. Nếu để tự do tuyệt đối nghĩa là tự do vô chính phủ, sẽ dẫn tới rối loạn, bất ổn định an ninh trật tự xã hội. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí… Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, theo quy định của Hiến pháp “quyền tự do ngôn luận” của mọi công dân là quyền được tự do trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, không thể tùy tiện, vu khống, bôi nhọ, lừa bịp, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền tự do của người khác. Cá nhân, tổ chức nào vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Như vậy, có thể khẳng định những lời lẽ trong bài viết trên của Nguyễn Văn Đài không có gì khác hơn là xuyên tạc, bỉ ổi, bịa đặt về quyền tự do ngôn luận ở nước ta. Với lẽ đó, mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, lên án, vạch trần và kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu thâm độc này của Nguyễn Văn Đài và các thế lực thù địch./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.