Cực đoan, giáo điều là liều thuốc độc

Với tiêu đề “Không ai còn tin vào sự giáo điều”, bài viết này không theo lối xuyên tạc, bôi đen hay phủ nhận chế độ chính trị ở Việt Nam nhưng mục tiêu và thủ đoạn được sử dụng trong bài này rất “đểu cáng”, tinh vi, thâm độc. Đầu tiên để tỏ ra khách quan, tác giả bài viết nói rằng có một cuộc trao đổi thú vị với một cựu quan chức cao cấp, vị này đã rời vị trí công tác và có nói rằng: “Hệ thống chính trị này quả thực đã quá lạc hậu”. Không ai còn tin vào sự giáo điều. Không thể đặt niềm tin vào hệ thống chính trị bởi hầu hết những người nắm quyền đều là những kẻ tha hóa, biến chất.

Sự nhận thức này hết sức lệch lạc, sai trái. Về phương pháp nhận thức thì họ rơi vào chủ nghĩa cực đoan, giáo điều, máy móc, phiến diện; phủ nhận hoàn toàn những ưu điểm, tích cực của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Về lập trường, quan điểm là xa rời lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp; không thấy sự đổi mới, phát triển của thực tiễn chính trị xã hội của đất nước; không thấy mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; giữa ổn định và phát triển. Sự nhận thức như vậy không chỉ không đúng về khoa học và thực tiễn mà còn là biểu hiện của tư tưởng sai trái, thù địch về chính trị.

Bởi, ở Việt Nam, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, không che dấu khuyết điểm, quyết tâm đổi mới toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực đời sống xã hội để xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, luôn đánh giá rõ những ưu điểm, khuyết điểm của hệ thống chính trị hiện nay. Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; cải cách hành chính đạt những kết quả tích cực; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng. Tuy nhiên, Đại hội cũng chỉ rõ: Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nhiều mặt còn hạn chế. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước còn cồng kềnh. Năng lực, phẩm chất, ý thức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu. Thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực vẫn còn phiền hà, gây bức xúc cho doanh nghiệp, người dân.

Quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn để đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị. Tại Đại hội XII, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ được Đảng xác định là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã thảo luận và ra nghị quyết về tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là đấu tranh đẩy lùi tình trạng tham nhũng, thoái hóa, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong các kỳ họp của Quốc hội, việc xây dựng luật pháp, cải cách tư pháp, kiểm soát quyền lực cũng được đặt ra thẳng thắn, quyết liệt. Chính phủ đang nỗ lực phấn đấu xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ. Sự quyết tâm đổi mới, tinh thần hành động quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã và đang hiển hiện ngày càng rõ trong cuộc sống, được đông đảo nhân dân ghi nhận, tin tưởng. Thực tế cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng và Nhà nước đã và đang nỗ lực tự đổi mới, tự chỉnh đốn để đủ sức gánh vác trách nhiệm nhân dân giao phó lãnh đạo đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Những cách hiểu phiến diện, máy móc, không thấy rõ sự đổi mới, phát triển là sai lầm về nhận thức. Từ sai lầm về nhận thức nếu không phê phán để thay đổi sẽ dẫn tới thoái hoá về tư tưởng chính trị, rơi vào biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, để các thế lực thù địch và cơ hội về chính trị lợi dụng chống phá./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Cực đoan, giáo điều là liều thuốc độc

  • 2 Tháng Mười Một, 2018 at 3:34 chiều
    Permalink

    Đây là một thủ đoạn hết sức nguy hiểm của các thế lực thù địch. Mọi người nên cẩn trọng trong đọc và tiếp nhận thông tin, tránh để bị các thế lực thù địch, phản động tuyên truyền những thông tin thất thiệt, không đúng sự thật. Đây rõ ràng là hành vi: “treo đầu dê, bán thịt chó”, cần phải bị lên án và bác bỏ.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.