Dân tộc độc lập thì tôn giáo mới có tự do

Những năm qua, nhất là trong 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đa số chức sắc tôn giáo, đồng bào tín đồ giáo dân ở nước ta đều phấn khởi tin tưởng, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện lòng tin với Đảng, Nhà nước và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, trong đời sống tôn giáo đã xuất hiện những “hiện tượng tôn giáo mới” mà theo các nhà nghiên cứu và chức sắc tôn giáo đánh giá “lành ít, dữ nhiều”. Với diễn biến phức tạp của tình hình tôn giáo hiện nay, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt những phương pháp giải quyết tốt vấn đề tôn giáo:

Thứ nhất, giải quyết vấn đề tôn giáo gắn với độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa. Phụng sự đức Chúa, Phụng sự Tổ quốc, Tổ quốc trên hết, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là những nguyên tắc bất di bất dịch của Đảng. Bởi dân tộc được độc lập thì tôn giáo mới được tự do, nếu có một thứ tự do tôn giáo trong khi đất nước chưa được độc lập một cách đích thực thì tự do đó cũng chỉ là giả hiệu. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đang chuyển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở mở rộng thị trường, chủ động hội nhập quốc tế thì vấn đề độc lập dân tộc lại luôn luôn phải là ý thức thường trực. Dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần khơi dậy tinh thần yêu nước bằng cách đoàn kết nhất trí để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Do đó, giải quyết mọi vấn đề tôn giáo đều phải dựa trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuân thủ nguyên tắc: “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Nếu mọi vấn đề tôn giáo được giải quyết theo hướng đó một cách đúng đắn thì những phần tử xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo phá hoại cách mạng sẽ khó còn “đất” để hoạt động.

Thứ hai, hướng các tôn giáo vào hoạt động trong sáng, khai thác các yếu tố tích cực, phê phán những lỗi thời trong tôn giáo, chống hiện tượng “buôn thần, bán thành”, mê tín dị đoan. Đây là bài học được rút ra trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chú trọng tuyên truyền, giáo dục mọi người dân, lương cũng như giáo noi gương những người sáng lập ra tôn giáo để phục vụ kháng chiến, xây dựng hạnh phúc ngay trên trần gian. Gần đây, ở nước ta xuất hiện không ít những hoạt động mê tín dị đoan tràn lan: Xem bói, xem tướng số, những hiện tượng giả khoa học, hoặc một số vùng công giáo không chấp nhận thực hiện sinh đẻ có kế hoạch… đang trở thành lực cản cho sự phát triển xã hội. Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: Mọi hoạt động mê tín dị đoan bị bài trừ.

Thứ ba, không để các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công cuộc đổi mới. Bước vào thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong khi các thế lực thù địch chống đối cách mạng ở trong nước và ngoài nước chưa từ bỏ con bài lợi dụng tôn giáo làm mất ổn định chính trị, hạ thấp vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, gây hoang mang, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đều khẳng định rõ: Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, phương hại đến độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc và tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, đều bị xử lý pháp luật. Để thực hiện tốt các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, trước tiên cần phân biệt rõ hoạt động tôn giáo và những kẻ lợi dụng hoạt động tôn giáo kích động chống Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Đối với tôn giáo chân chính, Đảng và Nhà nước tôn trọng niềm tin, tự do hoạt động tuân thủ pháp luật, còn đối với các hoạt động tôn giáo bất chính, phản nước, hại dân cần phải được trừng  trị, những hoạt động mê tín dị đoan cần phải được loại bỏ. Đây là một nguyên tắc bất di, bất dịch.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Dân tộc độc lập thì tôn giáo mới có tự do

  • 16 Tháng Ba, 2017 at 9:40 sáng
    Permalink

    “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, là nhu cầu tất yếu của nhân dân. Bản chất của các tôn giáo là hướng thiện cho con người, song bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng để chống phá, lật đổ một xã hội nhất định đang tồn tại. Nhận rõ thủ đoạn đó của các thế lực thù địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách rất kịp thời, phù hợp để ngăn chặn, làm thất bại các âm mưu và hành vi lợi dụng vấn đề tôn giáo hòng phá hoại quyền lợi, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của nhân dân. Đảm bảo cho các tôn giáo ở Việt Nam phát triển lành mạnh, luôn đồng hành cùng dân tộc. Đó là những chính sách đúng đắn, chúng ta cần ủng hộ và tự nguyện thực hiện!.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.