Đúng là “có tật giật mình”
Hiện nay, toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đang rất phấn khởi, tin tưởng vào những quyết sách, những chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta nhằm tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị đất nước, đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ… để đưa sự nghiệp đổi mới đến thành công… thì lại có những người cố tình xuyên tạc, phủ nhận trước thực tế đó. Điển hình như tác giả Mẫn Nhi với bài viết “Bạo lực cách mạng là đổi mới lần 2 của Đảng?”
Một là, tác giả cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang cố tự làm mới, tự tô vẽ mình để lấy lòng nhân dân chứ không phải thực tâm. Mẫn Nhi cho rằng, do thực hiện chế độ độc đảng toàn trị, cơ chế độc quyền chân lý khiến Đảng tràn đầy quyền lực, khiến mỗi cá nhân trong Đảng nắm giữ chức vụ đều tìm cách để lũng đoạn quyền lực, nhằm thu vén cá nhân. Trước “Đảng nạn” tham nhũng đã và đang làm cho nhân dân không tin vào Đảng, “tính chính danh” của Đảng ngày càng mất dần. Vì thế, để cố giữ chế độ xã hội nghĩa, vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng đối với chế độ, Đảng Cộng sản Việt Nam đang mượn ngọn cờ chống tham nhũng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… để tự làm mới mình không ngoài mục đích để bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng.
Đây là một luận điệu xuyên tạc trắng trợn quan điểm, mục tiêu đấu tranh tham nhũng, lãng phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội của Đảng ta. Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, và trên thực tế, từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã và đang quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng. Nhân dân, cán bộ, đảng viên rất đồng tình, ủng hộ chủ trương, quan điểm của Đảng. Việc Đảng xử lý kỷ luật những cán bộ liên quan đến những bê bối ở Bộ Công thương, kiên quyết đưa ra xét xử những vụ tham nhũng lớn trong những năm vừa qua thể hiện rõ quyết tâm chính trị của Đảng nhằm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, để Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Đó là quan điểm, chủ trương, đúng đắn hợp lòng dân tạo ra sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn xã hội chứ không phải là sự tự tô vẽ của Đảng như tác giả bài viết đã nêu ra.
Hai là, tác giả cho rằng hiện nay, đổi mới kinh tế đang bế tắc, do đó Đảng có hô hào đổi mới kinh tế cũng chỉ là lặp lại năm 1986, không mang lại kết quả như người dân kỳ vọng. Tác giả bài viết đã xuyên tạc rằng, công cuộc đổi mới năm 1986 của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng là cuộc đổi mới nửa vời nhằm kéo dài cuộc khủng hoảng. Vì vậy, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam lại rơi vào hệ quả của đổi mới 1986 khi không đạt được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. Hiện nay, việc Đảng xác định mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới chỉ là tìm cách thay đổi về mặt kinh tế bằng phương diện bên ngoài, thực tế chỉ là sự kế thừa đổi mới năm 1986, tiếp tục giải phóng sức sản xuất của các thành phần, đặc biệt là kinh tế tư nhân, nhưng không đạt được mức “độ đổi mới” vì bị “bó buộc” bởi định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Đó là sự bế tắc trong đường lối mà Đảng đang loay hoay chưa tìm được lối thoát.
Những luận điệu trên đây cho thấy, tác giả bài viết cố tình xuyên tạc tình hình đất nước, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế đã khẳng định rằng, những thành tựu của công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế của Việt Nam hơn 30 năm qua đã được nhân dân ta, bạn bè thế giới thừa nhận và đánh giá cao, những kinh nghiệm của Việt Nam trong thực hiện công cuộc đổi mới được nhiều nước trên thế giới, khu vực nghiên cứu, học tập. Công cuộc “Đổi mới” ở Việt Nam mang tầm vóc “một cuộc cách mạng” đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức và cả những nguy cơ không thể xem thường. Tổng kết 30 năm đổi mới đã giúp Đảng ta đánh giá một cách khách quan, toàn diện những thành tựu đã đạt được, nhìn thẳng vào sự thật những hạn chế, yếu kém, những nguy cơ, thách thức, để tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đi đến thành công. Vì vậy, những điều mà tác giả nêu ra trên đây chỉ là một góc nhìn hạn hẹp, phiến diện, do bị chi phối bởi tư tưởng bất bình với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho nhận thức, tư duy không được minh mẫn, sáng suốt mà một người bình thường cũng có thể nhận ra.
Ba là, Đảng Cộng sản sẽ sử dụng bạo lực vũ trang để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng. Từ quan điểm cho rằng đổi mới kinh tế thì bế tắc, trong khi nạn quan liêu, tham nhũng đang hoành hành, trở thành “ Đảng nạn” nên lối thoát cho Đảng chỉ còn là đổi mới chính trị. Nhưng đổi mới chính trị theo nghĩa giải “phóng sự tham chính trong dân” thì Đảng không lựa chọn, vì sợ mất quyền lực chính trị. Vì thế, tác giả cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ dùng bạo lực vũ trang của Công an và Quân đội để bảo vệ chế độ. Qua nghiên cứu các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, đặc biệt là bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 72 khi nói về nhiệm vụ, vai trò của Công an nhân dân trong bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, tác giả dự báo rằng, từ năm 2016 trở đi Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ dùng “bạo lực vũ trang” thông qua lực lượng Công an và Quân đội để đảm bảo quyền độc tài chính trị của mình, đó là phương án số 1 mà Đảng cộng sản Việt Nam sẽ lựa chọn.
Quan điểm trên đây cho thấy, tác giả đã cố tình xuyên tạc quan điểm về sử dụng “bạo lực vũ trang” của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề đặt ra là: sử dụng bạo lực vũ trang với ai và khi nào? Để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, chống lại âm mưu, thủ đoạn chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tất yếu Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải sử dụng bạo lực vũ trang để đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch từ bên ngoài, các cuộc bạo loạn lật đổ do các thế lực phản động bên trong, được sự hỗ trợ của các thế lực bên ngoài tiến hành, chứ không phải từ năm 2016 trở đi Đảng Cộng sản Việt Nam mới sử dụng “bạo lực vũ trang” để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ sử dụng “bạo lực vũ trang” để chống lại nhân dân, mà để bảo vệ nhân dân, chống lại các thế lực phản động, thù địch. Do đó, chỉ có các thế lực phản động, thù địch mới lo sợ trước việc Đảng, Nhà nước ta sử dụng “bạo lực vũ trang” để đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng. Vì vậy, tác giả Mẫn Nhi tỏ ra lo lắng, thậm chí lo sợ trước thái độ kiên quyết của Đảng và Nhà nước ta khi khảng định vị trí, vai trò, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của của Quân đội, Công an trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cho thấy đúng là có tật giật mình. Chỉ những người đứng trong hàng ngũ của các thế lực thù địch thì mới phải lo sợ như vậy, còn một công dân chân chính thì phải phấn khởi chứ, việc gì mà phải lo sợ đúng không Mẫn Nhi?
Tôi bày tỏ sự nhất trí cao với chính kiến của Hải Lan là “Đảng Cộng sản sẽ sử dụng bạo lực vũ trang để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng”, chứ không phải như ý kiến của Mẫn Nhi dự báo rằng “từ năm 2016 trở đi Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ dùng “bạo lực vũ trang” thông qua lực lượng Công an và Quân đội để đảm bảo quyền độc tài chính trị của mình, đó là phương án số 1 mà Đảng cộng sản Việt Nam sẽ lựa chọn”.
Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn. Những thành tựu sau 30 năm đổi mới tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới./.
Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của tác giả. Những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo tài tình đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là không thể phủ nhận, đó là sức mạnh đoàn kết của khối đại đoàn kết dân tộc tạo nên những thành tích vượt bậc, làm cho thế và lực của nước ta không ngừng được củng cố, giữ vững trên trường quốc tế.