Hạnh phúc được làm dân của nước độc lập, tin tưởng và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
Lê Quý
Hằng năm, vào dịp kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng bào cả nước nô nức, phấn khởi tổ chức vui “Tết độc lập”. Điều đó cho thấy ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh là một giá trị nhân văn, trở thành ngày hội non sông, ngày sum vầy, hạnh phúc của nhiều gia đình, nhiều thế hệ người dân Việt Nam.
Hơn ai hết, đồng bào, chiến sĩ cả nước đều thấy rõ giá trị lịch sử và hiện thực của ngày “Tết độc lập”. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời; nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc; phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ, lầm than trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
Trong lời thoái vị của vua Bảo Đại – Vị vua cuối cùng của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đọc trước sự chứng kiến của hàng vạn người dân mít tinh trước cửa Ngọ Môn, kinh thành Huế ngày 30 tháng 8 năn 1945, ông đã phát biểu rằng, “thà được làm dân của nước tự do hơn làm vua của nước nô lệ”. Ấy vậy mà vẫn còn người không hiểu hoặc cố tình không hiểu giá trị đích thực của nền độc lập và tương lai phát triển của dân tộc theo con đường xã hội chủ nghĩa, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và Nhân dân ta đã lựa chọn.
Với cách nhìn định kiến và thái độ thù địch, một vài người đã dựa vào những hạn chế, yếu kém của kinh tế, xã hội nước ta tự suy diễn rằng, với điều kiện kinh tế, xã hội như hiện nay, người dân Việt Nam hạnh phúc sao được khi họ không hề biết rồi đây tương lai của họ sẽ như thế nào và tương lai của đất nước này sẽ đi về đâu? Rằng, người dân đang hoài nghi về tính “ưu việt” của chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; 30 năm đã qua đổi mới, đất nước vẫn nghèo, dân vẫn khổ?..
Có thể thấy rằng, một vài người đã cố tình không nhìn thấy hoặc có nhìn thấy nhưng lại cố tình lờ đi những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được, nhất là trong 30 năm đổi mới vừa qua.
Có thể thấy rằng, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đoàn kết đấu tranh, lao động cần cù, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, đưa đất nước không ngừng phát triển. Qua 30 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; kinh tế tăng trưởng khá; chính trị, xã hội ổn định; văn hóa, xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế được nâng cao.
Theo Hồ Chí Minh, nước độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập, tự do chẳng có ý nghĩa gì. Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế – xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Qua 30 năm đổi mới, thành công nổi bật là chúng ta đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng liên tục đến năm 2014 đạt khoảng 2000USD/người/năm. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả và triển vọng phát triển tốt. Tỷ lệ các hộ nghèo cả nước đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn khoảng 6% năm 2014. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Tuổi thọ trung bình tăng, đạt 73,5 tuổi năm 2015. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tăng. Đến cuối năm 2014, đã có trên 11,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trên 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Nhiều học giả nước ngoài có dịp đến Việt Nam và nghiên cứu về Việt Nam đã cho rằng, Việt Nam đã thành công và đạt được nhiều tiến bộ trong giải quyết vấn đề liên quan đến con người như chương trình xóa đói giảm nghèo và hoàn thành sớm Mục tiêu Thiên niên kỷ. Nhìn tổng thể cho thấy: Việt Nam đã hoàn thành tốt hơn quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho người dân. Việt Nam được thế giới biết đến như một tấm gương về tiến độ thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, đặc biệt là mục tiêu xóa đói giảm nghèo,…
Một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay, diện mạo của đất nước, đời sống của nhân dân đã có nhiều đổi thay, ngày càng tiến bộ, hiện đại, văn minh. Chương trình xây dựng nông thôn mới do Đảng, Nhà nước vạch ra được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ. Đến nay đã có khoảng 1.800 xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 20% tổng số xã trên cả nước. Các đô thị ngày càng được mở rộng, phát triển hiện đại. Nếu ai có dịp đến đồng bằng sông Cửu Long, đi trên các tuyến đường cao tốc, trên các cây cầu vượt qua sông Tiền, sông Hậu chắc hẳn đều thấy rõ sự thay đổi mạnh mẽ của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020 đang diễn ra tại các địa phương, ban, ngành trên phạm vi toàn quốc, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, những hạn chế, yếu kém trên các lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tiếp tục được đánh giá, phân tích toàn diện, sâu sắc để thấy rõ nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề ra các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn nhằm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ngày nay, phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, thế hệ trẻ Việt Nam đang tổ chức những ngày hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi” với lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, với niềm tin vào tương lai phát triển tốt đẹp của đất nước. Thế hệ trẻ hiện nay đã, đang và sẽ tiếp bước cha anh, ra sức phấn đấu lao động, học tập, cống hiến, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Họ nhắc nhở nhau rằng, đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Điều này khác xa với những ai đó vẫn mang trong đầu những định kiến lỗi thời, vô trách nhiệm, đứng ngoài cuộc tìm đủ mọi cách, kể cả đổi trắng thay đen để chê bai, khích bác hòng tìm kiếm một chút danh lợi cho riêng mình.
Hiện nay, nhiều người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đang hướng về quê hương, tôi yêu Việt Nam, đóng góp trí tuệ, của cải, tâm huyết vào phát triển kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa, xã hội của đất nước.
Trong dòng chảy tất yếu của nước nhà, những ai vẫn cứ khăng khăng bám giữ những định kiến lỗi thời, những thái độ thù địch, đi ngược lại với lợi ích chung của nhân dân, của dân tộc thì chính những người ấy sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát, sẽ ngày càng trở nên lạc lõng, xa lạ với quê hương, đất nước và hiển nhiên sẽ bị lịch sử vượt qua. Buồn thay cho những người trở cờ, mắc sai lầm phản bội tổ quốc./.
Độc lập, tự do là cái cao quý nhất của nhân dân một nước. Muốn giữ vững độc lập, tư do và nhân lên niềm hạnh phúc này cần đi tới những mục tiêu, lý tưởng mà chủ nghĩa xã hội đã định ra. Còn nhiều khó khăn, trở lực phía trước nhưng dân tộc Việt Nam ta nhất định sẽ tới đích. Viết hay lắm bạn Lê Quý ạ.
Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đó không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống. Truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân sẽ tạo nên sức mạnh để đất nước chúng ta vững bước trên con đường lớn. Con đường thời đại Hồ Chí Minh.
Độc lập, tự do là khát vọng ngàn đời của dân tộc ta. Độc lập, tự do bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Khát vọng độc lập, tự do đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc rút trong câu nói nổi tiếng: Không có gì quý hơn độc lập, tự do!.
Ngày nay độc lập, tự do biểu hiện sâu sắc trong tiến trình xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì một xã hội mới tốt đẹp, tươi sáng hơn. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chúng ta kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.