“Kẻ nào vu khống, gạt lừa, lấy kìm rút lưỡi, lấy cưa xẻ đầu”

Phê Bình        

Trong khi nhân dân Việt Nam đang ra sức xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì một số người lại tìm cách ngăn cản, kìm hãm, phá hoại quá trình ấy. Trên trang mạng xã hội, “Dân tôi” – Nguyễn Lộc Yên đã tung lên bài Xem xét tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong bài viết, Nguyễn Lộc Yên nêu lên 5 vấn đề, chủ yếu là xuyên tạc tư tưởng và thân thế, cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh, gây bất bình, phẫn nộ trong nhân dân. Bài viết hướng vào phân tích những gì ẩn chứa trong luận điệu: “Tư tưởng Hồ Chí Minh đã khéo dùng tư tưởng người khác làm của mình” của Nguyễn Lộc Yên.

Nhằm “chứng minh” cho cái gọi là “tính xác thực” của luận điệu nêu trên, Nguyễn Lộc Yên đã dùng phương pháp đối chiếu, so sánh tư tưởng người khác với tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong bài viết, Nguyễn Lộc Yên đã nêu tư tưởng của Quản Trọng thời xa xưa của Tàu, rằng: Thập niên chi kế mạc như thụ mộc/Bách niên chi kế mạc như thụ nhân (Nguyễn Lộc Yên tự dịch là: Kế hoạch mười năm nên trồng cây/ Kế hoạch trăm năm nên trồng người). Rồi Nguyễn Lộc Yên đem câu nói này đối chiếu với tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng tư tưởng: Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người của Hồ Chí Minh là “sao chép lại” tư tưởng của Quản Trọng. Trong bài viết, Nguyễn Lộc Yên quy kết rằng: “Ông HCM copy (sao lại)”, “trau chuốt lại” tư tưởng Quản Trọng, rồi tuyên bố hùng hồn là câu nói của mình. Luận điệu này của Nguyễn Lộc Yên tung ra vào thời điểm nhân dân Việt Nam đang nô nức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nguyễn Lộc Yên chủ yếu là mượn cớ đó để khẳng định với đọc giả, nhất là đảng viên Đảng Cộng sản, toàn dân Việt Nam thông điệp, rằng: tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là cái gì mới mẻ, khoa học; mà là sự sao chép tư tưởng của người khác. Mục đích cần đạt được của Nguyễn Lộc Yên là khuyên mọi người Việt Nam không nên học tập, kêu gọi tẩy chay, tẩy trừ tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, đại đa số nhân dân đều hiểu rõ tư tưởng, sự nghiệp và con người Hồ Chí Minh. Trong suốt nhiều năm, ở Việt Nam đã diễn ra nhiều hội nghị dân chủ luận bàn về khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Đến năm 2001, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: là hệ thống các luận điểm về cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Các luận điểm của Hồ Chí Minh như: dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Xây dựng hệ thống chính trị; Đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; Quân sự v.v… đều được hình thành, phát triển từ quá trình Hồ Chí Minh dày công khảo sát tổng kết thực tiễn và nghiên cứu tư tưởng, lý luận. Mong muốn của Hồ Chí Minh là đến được nhiều nơi, được tiếp xúc học tập nhiều nền văn minh, nhiều học thuyết, tư tưởng, rồi hình thành nên những luận điểm cách mạng đúng đắn để cứu nước, cứu dân; chứ không phải vì mục đích cá nhân để đi “lừa lọc, lếu láo”, hay để “phù danh”, “ấm thân” như giọng điệu truyền nhảm của Nguyễn Lộc Yên.

Khi dừng chân ở Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ của đất nước, con người Trung Quốc; và tâm đắc với một số nội dung trong tư tưởng của những nhà nổi tiếng ở Trung Quốc thời Cổ đại (Khổng Tử, Tôn Tử, Mạnh Tử). Từ kết quả nghiên cứu, Hồ Chí Minh viết thành tác phẩm, truyền lại những giá trị tiến bộ trong những tư tưởng đó để chúng ta học tập, vận dụng. Khi làm việc ở nước Nga (từ 1923), Hồ Chí Minh chủ động nghiên cứu, học tập tiếp thu tinh hoa văn hóa Nga, nhất là nghiên cứu, tiếp thu học thuyết Mác – Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Quá trình nghiên cứu, học tập học thuyết Mác- Lênin, Hồ Chí Minh luôn sử dụng nhiều phương pháp để tìm ra cái bản chất trong từng luận điểm, học thuyết đó.

Những vấn đề mà Hồ Chí Minh nghiên cứu, rút ra đều phải kinh qua công đoạn “sàng lọc” kỹ càng; và được Hồ Chí Minh đưa vào “thực nghiệm” trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, rồi được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Cách nghiên cứu nghiêm ngặt, nhưng rất khoa học đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh sự hội tụ, kết tinh “tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại”.

Hồ Chí Minh có nhiều phẩm chất thông minh, sắc sảo, khéo léo vượt trội hơn so với nhiều nhà tư tưởng cùng thời đại. Chính điều này cùng với cuộc đời trải nghiệm “Đông, Tây” đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh luôn rực sáng tính cách mạng và khoa học. Những tinh hoa văn hóa nhân loại mà Hồ Chí Minh thâu hái được đều đem về nước, cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam định ra chủ trương, đường lối, chính sách, phương pháp cách mạng – nhân tố quyết định thúc đẩy cách mạng Việt Nam phát triển không ngừng, giành những thắng lợi rực rỡ trong suốt gần một thế kỷ đã qua. Chính từ sự tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn trong tư tưởng và những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại, UNESCO đã vinh danh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, tư tưởng, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh đang được hàng chục triệu nhân dân Việt Nam, nhân loại tiến bộ đón nhận với sự ngưỡng mộ, kính trọng. Giá trị nhân văn cộng sản trong tư tưởng, sự nghiệp, cuộc đời Hồ Chí Minh ở Việt Nam hôm nay vẫn lan tỏa sức sống mãnh liệt, cổ vũ hàng chục triệu cán bộ, đảng viên, nhân dân ta nô nức học tập và làm theo. Những điều văn minh mà toàn dân tộc Việt Nam đang làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hoàn toàn đối lập với những luận điệu “địa đàng” của những người khoác danh “Dân tôi”./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

0 thoughts on ““Kẻ nào vu khống, gạt lừa, lấy kìm rút lưỡi, lấy cưa xẻ đầu”

  • 26 Tháng Chín, 2015 at 4:44 chiều
    Permalink

    Kẻ nào “vu khống” đập cho nó “vỡ cái mồm thối” đi, nếu không nó lại sủa như “con chó điên”.

    Reply
  • 27 Tháng Chín, 2015 at 10:59 sáng
    Permalink

    Vu khống, gạt lừa, nhất là bội nhọ lãnh tụ thì đáng phải trừng phạt. Tuy nhiên, thiết nghĩa rằng, nhân dân Việt Nam hãy cho họ – những người có hành vi vu khống, gạt lừa,… một cơ hội, mong họ ăn năn, hối lỗi, cải tà qui chính.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.