Kẻ thiểu năng đóng kịch vụng về
Bài viết “Một vở kịch thiểu năng” đăng trên www.rfavietnam.com đã đưa ra hai câu chuyện: “Kẻ tham nhũng tự nguyện nộp từ 75% tiền tham nhũng trở lên sẽ được miễn án tử hình và cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn phải chịu bốn năm rưỡi tù vì đã bức xúc, đã đấu tranh vì quyền lợi gia đình” và lớn tiếng phê phán Luật pháp của Việt Nam “không những lỏng lẻo mà còn là trò hề, … mang tính chất sân khấu kịch”, “mọi phiên tòa ở Việt Nam chỉ mang tính chất là một sân khấu kịch của chế độ”… Nội dung bài viết không có gì mới lạ, vẫn lặp đi lặp lại các luận điệu vu cáo, bịa đặt để chống phá cách mạng Việt Nam. Phải nói ngay rằng, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra ý đồ nham hiểm của tác giả bài viết:
Thứ nhất, nấp dưới chiêu bài nhân đạo, nhân văn để kích động thế hệ trẻ Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi hiểu sai lệch về pháp luật của Nhà nước Việt Nam, từ đó kích động họ chống lại chế độ, chống lại luật pháp, tự do vô chính phủ, gây rối loạn, mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực chất cái gọi là nhân đạo, nhân văn của tác giả đối với tội nhân trong vụ án chỉ là thứ nhân đạo của “nước mắt cá sấu”. Bằng thủ đoạn chỉ nêu lên sự việc một cách mập mờ tội danh và nhấn mạnh điểm kết án tội danh đối với Nguyễn Mai Trung Tuấn nhằm kích động để tạo nên tâm lý phản ứng một cách vô lối cho những ai thiếu thông tin về vụ án, nhất là trong lớp tuổi trẻ học đường. Điều này, kẻ cầm bút thể hiện rõ không hiểu được thực tế ở Việt Nam hiện nay – cho dù nói là viết bài từ Sài Gòn. Sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin đã làm cho hầu hết mọi người dân Việt Nam không dễ dàng bị kẻ xấu lừa bịp, kích động lôi kéo. Điều kiện, phương tiện thông tin ở Việt Nam hiện nay rất thuận tiện cho mọi người hiểu một cách đầy đủ, rành mạch về vụ án, về hành vi phạm pháp của Nguyễn Mai Trung Tuấn. Mà mỗi khi đã rõ tội danh, thì luật pháp ở nước nào cũng vậy thôi, mọi người đều phải tuân thủ theo luật định. Tội danh của Nguyễn Mai Trung Tuấn đã rõ ràng. Luật pháp đã tuyên án đúng tội, đúng người. Ngay cả luật sự bào chữa cho thân chủ cũng thừa nhận và có chăng chỉ cho rằng giảm án tù xuống một năm nếu so với một số vụ án trước đó. Ý kiến của luật sư bào chữa và cả việc kháng cáo của đối tượng bị xử án đều là điều chính đáng và cũng là một quyền thuộc luật định. Vấn đề là tất cả phải tuân thủ trình tự của việc thực thi pháp luật. Vì thế, tác giả bài viết chỉ tốn công vô ích khi xỏ xiên thực hiện mưu đồ xấu xa, bí ổi, vu cáo luật pháp Việt Nam.
Điều mà kẻ cầm bút phê phán luật pháp Việt Nam cần hiểu thêm nữa là, quá trình khởi tố, điều tra, xử án có thể có những sót, thậm chí sai phạm. Lẽ đó không chỉ có riêng ở Việt Nam. Điều quan trọng là, khi sai phạm trong điều tra, xét xử, tuyên án đã có căn cứ vững chắc thì thái độ của cơ quan công quyền trong xử lý sai phạm đó như thế nào. Ở Việt Nam, những vụ án oan sai đã và đang được xử lý một cách công khai minh bạch, kể cả các trọng án bị xử sai như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Huỳnh Văn Nén… gần đây đã chứng minh pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, mở rộng dân chủ là quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đó là một sự thật không chối cãi. Do vậy, mọi sự lèo lá, xỏ xiên của những kẻ bồi bút bí ổi, lưu vong không thể lừa gạt được người dân Việt Nam bằng những thủ đoạn quá cũ rích.
Thứ hai, tác giả bài viết cho rằng việc để cho tội phạm nộp 75% tiền tham nhũng trở lên sẽ được miễn án tử hình là “sự thiếu thông minh của luật pháp Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường sau này”. Mượn cớ này y thả sức gào thét, xổ ra bao nhiêu là ngôn từ dựng lên thảm cảnh tham nhũng ở Việt Nam và cho rằng luật pháp Việt Nam đang “vẽ đường cho hươu chạy, mối nguy tham nhũng tràn lan”. Mục đích của kẻ đưa ra những luận điểm này là nhằm dấy lên trong tâm trạng quần chúng nhân dân sự hoài nghi trong xã hội Việt Nam. Nhưng điều đó cũng trở nên lạc lõng vì đã từ mấy năm nay tình trạng tham nhũng, thậm chí thoái hóa về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên … thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai nói rất rõ trong Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng họp lần thứ 4 (Khóa XI). Những năm qua toàn Đảng, toàn dân đã, đang thể hiện quyết tâm chính trị rất cao để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng và xử lý nghiêm những người tham nhũng. Sự thật đó là điều không thể phủ nhận. Càng điên cuồng vu khống, thổi phồng một cách vô căn cứ thì càng bộc lộ rõ chân tướng của kẻ thiểu năng diễn kịch vụng về.
Còn khía cạnh Quốc hội Việt Nam thông qua việc sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó tại điểm c khoản 3 Điều 40 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu “Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” đã được lấy ý kiến của toàn dân, được bỏ phiếu thông qua một cách dân chủ. Hiện nay, việc bỏ án tử hình đang được ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện. Tác giả viết bài phê phán luật pháp Việt Nam thật là mâu thuẫn khi dương chiêu bài nhân văn, nhân đạo trong một vụ án đã xử đúng người, đúng tội lại quay sang ủng hộ, cổ súy cho án tử hình. Ngẫm lại đầu đề bài viết cần sửa lại là “Kẻ thiểu năng diễn kịch vụng về”.
Thoáng nghe qua, những luận điệu trên có vẻ khách quan nhưng thực chất sâu xa, đây là âm mưu đánh đổ niềm tin của thanh niên Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, vào tiền đồ tương lai tươi sáng của đất nước, mà trong đó tuổi trẻ Việt Nam, sức trẻ Việt Nam có đóng góp quan trọng. Nguy hại hơn là âm mưu của chúng kích động thế hệ trẻ phai nhạt mục tiêu, lý tưởng phấn đấu, thay đổi “ý thức hệ”, từng bước làm giảm, tiến tới chống đối Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi đưa ra những luận điệu trên, một số cá nhân có tư tưởng thù địch, phản động lại thiếu hiểu biết, hoặc cố tình “không hiểu” thực tiễn sống động ở Việt Nam, cho nên những luận điệu này của các thế lực thù địch càng trở nên nhạt nhẽo, lạc điệu, theo kiểu “tự nói, tự nghe” mà thôi!.
Những “vở kịch vụng về” như vậy không có gì lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Núp dưới những danh hiệu “mỹ miều” những “nhà dân chủ” thực chất là những con rối trong “sân khấu chính trị”, được nuôi sống và giật dây bởi các thế lực thù địch bên ngoài. Cái đích cao nhất mà những “vở kịch” này hướng đến là phá hoại cách mạng Việt Nam, cản trở bước phát triển của dân tộc Việt Nam để mưu lợi cá nhân. Những “kẻ thiểu năng vụng về” với những vở kịch của chúng phải bị vạch trần và nghiêm trị theo pháp luật.
Đúng là sau những lời nói, lời tuyên bố tưởng như “Dân chủ, nhân đạo” của những kẻ phản động là một âm mưu vô cùng thâm độc của chúng
Nếu như chúng ta không có cái nhìn khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể thì sẽ bị mắc những mưu đồ thâm độc của chúng
Trong thời gian qua, có thể thấy hệ thống pháp luật của nước ta đã ngày càng hoàn thiện và chú trọng đến việc đưa pháp luật vào cuộc sống, phát huy hiệu lực trong thực tế. Chúng ta đã tiến hành lấy ý kiến đông đảo nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi Bộ luật Hình sự và một số luật cho phù hợp với thực tiễn. Đây là ý chí và nguyện vọng của đại đa số nhân dân và phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi Hiến pháp, các bộ luật và luật được ban hành thì đây là cơ sở cao nhất để mọi người phải thuân thủ, thực hiện mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Trong thời gian qua, có một số kẻ gây rối trật tự xã hội, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, đã vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Dĩ nhiên những người này sẽ bị xét xử theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Điều này không có gì là “mập mờ” cả, bởi ở Việt Nam, mỗi công dân đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật!
Điều mà kẻ cầm bút phê phán luật pháp Việt Nam cần hiểu thêm nữa là, quá trình khởi tố, điều tra, xử án có thể có những sót, thậm chí sai phạm. Lẽ đó không chỉ có riêng ở Việt Nam. Điều quan trọng là, khi sai phạm trong điều tra, xét xử, tuyên án đã có căn cứ vững chắc thì thái độ của cơ quan công quyền trong xử lý sai phạm đó như thế nào. Ở Việt Nam, những vụ án oan sai đã và đang được xử lý một cách công khai minh bạch, kể cả các trọng án bị xử sai như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Huỳnh Văn Nén… gần đây đã chứng minh pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, mở rộng dân chủ là quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đó là một sự thật không chối cãi. Do vậy, mọi sự lèo lá, xỏ xiên của những kẻ bồi bút bí ổi, lưu vong không thể lừa gạt được người dân Việt Nam bằng những thủ đoạn quá cũ rích.
Thực tiễn điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng, nhận hối lộ ở nước ta những năm qua cho thấy cần phải có quy định: “Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Vì nếu không quy định như thế, người phạm tội trong trường hợp này sẽ không hợp tác với cơ quan điều tra, không nộp trả tài sản, gây khó khăn cho công tác tác vận động tố giác tội phạm, công tác điều tra mở rộng vụ án, tránh để lọt người, lọt tội.
Quy định này đã được Quốc hội thông qua tại điểm c khoản 3 Điều 40, Bộ luật Hình sự sửa đổi và nhận được sự đồng tình của nhân dân.
Tuy nhiên, những kẻ phản động thấy được ý nghĩa tích cực của quy định này nên cố công xuyên tạc, chống phá để bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta.
Hiện nay, đa số người dân Việt Nam rất đồng tình với chủ trương và tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước nói chung, xây dựng hệ thống Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước nói riêng. Bên cạnh đó có một số kẻ đã mượn danh là đóng góp ý kiến đối với Đảng và Nhà nước, nhưng thực chất là chống phá Đảng và Nhà nước ta bằng những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt. Do vậy, mọi người cần cảnh giác cao độ với loại người này. đồng thời cần phải nghiêm trị đối với những kẻ bất nhân bán nước hại dân này.