Không lợi dụng đấu tranh chống tham nhũng để phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Nội dung bài viết “Dẹp CNXH mới chống được tham nhũng” của Võ Ngọc Ánh đăng trên trang mạng Danlambao, ngày 16.3.2019 đã âm mưu hô hào, kích động chống phá chế độ XHCN ở Việt Nam. Vấn nạn tham nhũng không còn xa lạ với những ai quan tâm và đây là vấn nạn của các quốc gia trên toàn thế giới. Chứ không riêng gì Việt Nam. Song, Võ Ngọc Ánh đã lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng để kích động chống Đảng, Nhà nước, phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN. Mưu đồ của Võ Ngọc Ánh là hết sức thâm độc, xảo quyệt bởi lẽ:

Lợi dụng chống tham nhũng để kích động chống Đảng, Nhà nước ta. Nhìn ra thế giới, sức nóng chống tham nhũng chưa bao giờ nguội lạnh. Ở Việt Nam ta, ngày càng nóng và quyết liệt hơn bao giờ hết. Nó được hàng chục triệu người của mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Chẳng mấy ai không biết nhũng vụ thất thoát lớn ở Vinasin, Vinaline, Tập đoàn Hóa chất…và những đại án với Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Thành Tài…. Võ Ngọc Ánh cũng biết rất rõ về những vụ việc này. Song để thay cho đấu tranh, phê phán những đại án và tội phạm tham nhũng thì Võ Ngọc Ánh lại lợi dụng vấn đề này để thóa mạ, nói xấu, xuyên tạc bản chất chế độ, gây hoài nghi về quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta, âm mưu kích động, chống Đảng, nhà nước, đòi xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.

Mọi người đều biết, tham nhũng và suy thoái nội bộ là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng của chế độ. Đảng Cộng sản Việt Nam đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả, kịp thời phát hiện, xử lý và từng bước kiên quyết đẩy lùi tham nhũng lãng phí; Song Võ Ngọc Ánh lại âm mưu lợi dụng đấu tranh chống tham nhũng để kích động chống Đảng, Nhà nước, Y viết “còn quá ít người nghĩ đến việc đấu tranh đập tan nhà nước kém cỏi đẻ ra và nuôi dưỡng thứ tệ nạn hại quốc gia, kìm hãm sự phát triển của đất nước”.

Âm mưu chia rẽ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhân dân, phủ nhận chế độ XHCN. Quan hệ giữa Đảng và Dân được hình thành, phát triển trong gần 90 năm qua. Đấu tranh chống tham nhũng là quyết tâm chính trị của Đảng, là ý chí, nguyện vọng của Dân, là sự hòa hợp ý Đảng lòng Dân. Những năm qua, nhờ vào Dân tin Đảng, Đảng dựa vào Dân mà đấu tranh chống tham nhũng đã có kết quả ngày càng lớn, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, giữ vững sự ổn định xã hội và đất nước phát triển. Là phần tử thâm thủ chế độ, Võ Ngọc Ánh kêu gào: “muốn dẹp tham nhũng trước tiên cần chung tay đấu tranh loại bỏ cộng sản và thể chế XHCN”.

Thay lời kết: Lợi dụng đấu tranh chống tham nhũng để hô hào, tuyên truyền, kích động chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa là âm mưu thâm độc, xảo quyệt của một số phần tử phản động, chúng ta cần nêu cao cảnh giác và kiên quyết đấu tranh bác bỏ./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

4 thoughts on “Không lợi dụng đấu tranh chống tham nhũng để phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

  • 29 Tháng Ba, 2019 at 8:27 sáng
    Permalink

    Mưu đồ của Võ Ngọc Ánh là hết sức thâm độc, xảo quyệt

    Reply
  • 1 Tháng Tư, 2019 at 8:40 sáng
    Permalink

    Lợi dụng đấu tranh chống tham nhũng để hô hào, tuyên truyền, kích động chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa là âm mưu thâm độc, xảo quyệt của một số phần tử phản động, trong đó có Võ Ngọc Ánh

    Reply
  • 3 Tháng Tư, 2019 at 8:31 sáng
    Permalink

    Quyết tâm phòng chống tham nhũng là lựa chọn đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Loại bỏ những con sâu, con mọt đang ngày đêm nhũng nhiễu ra khỏi bộ máy chính quyền là một việc cấp thiết. Đảng, Nhà nước cần phải kiên quyết, quyết liệt hơn nữa. Luận điệu của Võ Ngọc Ánh chẳng qua là sủa vu đổng, sủa vu vơ trúng đâu thì trúng.

    Reply
  • 3 Tháng Tư, 2019 at 8:32 sáng
    Permalink

    Phòng, chống tham nhũng là quyết tâm chính trị đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Chúng ta cần phải mạnh tay hơn, quyết tâm hơn để loại bỏ những con sâu, mọt ra khỏi hệ thống chính quyền. Những luận điệu của Võ Ngọc Ánh chẳng quan chỉ là sủa đổng, sủa vu vơ, trúng đâu thì chúng.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.