Không phải có đa đảng là có dân chủ

Trong bài “Nếu Việt Nam chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng, chính trường Việt Nam sẽ ra sao” đăng trên voatiengviet.com của tác giả Thiện Ý đã vẽ ra “một giả định, một tương lai sớm muộn” của nền dân chủ Việt Nam khi thực hiện chế độ đa đảng. Thực ra, đây là một “viễn cảnh” mà chỉ những người có ý đồ xuyên tạc, nhằm phủ định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN mới có thể tưởng tượng được như vậy.

Trước hết cần nhận thức rằng, Việt Nam không bao giờ thực hiện chế độ “dân chủ đa đảng” như ông tưởng tượng. Việt Nam không thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng không có nghĩa là bảo thủ, mất đân chủ như ông cố tình quy chụp mà đó là yêu cầu khách quan. Tác giả Thiện Ý nên xem lại kiến thức về dân chủ của mình khi nêu khái niệm “dân chủ đa đảng”, ông cố tình cho rằng cứ đa đảng là có dân chủ và ngược lại chế độ một đảng là không có dân chủ mà không cần hiểu rõ bản chất dân chủ là gì. Những người có kiến thức về dân chủ đích thực đều nhận thức được rằng, dân chủ là quyền tự quyết của nhân dân trước những vấn đề trọng đại của đất nước, của dân tộc. Do vậy, một nền dân chủ thực sự không phụ thuộc và chế độ đa đảng hay một đảng.

Khi tưởng tượng mô hình “chế độ dân chủ đa đảng”, tác giả Thiện Ý đã quên rằng trên thế giới có nhiều nước theo chế độ đa đảng nhưng bản chất vẫn chỉ là đảng đại diện cho một lực lượng xã hội duy nhất là giai cấp tư sản và lực lượng ấy thay nhau lãnh đạo đất nước, cùng bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Tuy thế, giữa các đảng phái ấy luôn có sự tranh chấp quyền lợi với nhau, mà thực chất là các nhóm lợi ích, các nhóm tư bản trong từng ngành, từng lĩnh vực, dẫn đến tình trạng bất ổn về chính trị trong nội bộ đất nước, làm cản trở sự phát triển chung của xã hội. Thực tế cho thấy ở những nước mà đa đảng đi kèm với đa nguyên chính trị là những nước có nền chính trị kém ổn định, thường diễn ra các cuộc tranh giành quyền lực, làm cho xã hội hỗn loạn, chia rẽ dân tộc như đã và đang xảy ra trên thế giới hiện nay.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, đảm bảo cho nhân dân là chủ thể của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác tạo nên chế độ dân chủ. Thực tế hơn 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, quyền làm chủ của nhân dân luôn được đảm bảo và phát huy cao độ, bởi nếu Việt Nam không có dân chủ sẽ không có sự thống nhất về ý chí và hành động tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để chiến thắng hai đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn gấp nhiều lần. Nếu không có dân chủ thực sự thì không thể có đủ sức mạnh để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc xây dựng đất nước trong điều kiện phức tạp như tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển, đảo và trước những âm mưu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch như hiện nay. Phát huy thành quả xây dựng nền dân chủ, khẳng định sự đúng đắn trong đường lối thực hiện dân chủ của mình, Hiến pháp năm 2013 hiến định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Như vậy càng không thể có “một chính quyền của đảng, do đảng và vì đảng” như tác giả Thiện Ý cố tình gán gép một cách ác ý và đầy tính xuyên tạc.

Ở Việt Nam, khi hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của nhân dân. Nhân dân được dân chủ rộng rãi tham gia ý kiến của mình vào các văn kiện quan trọng của đất nước (như Hiến pháp năm 2013, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII…). Những thành tựu về thực hành dân chủ ở Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế công nhận Việt Nam là một đất nước ổn định về chính trị, dân chủ dân quyền luôn được đảm bảo; gần đây được Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 68) bầu vào Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ (2014 -2016) với số phiếu cao nhất. Do vậy, khẳng định dân chủ không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào cũng như cách thức vận hành cụ thê của bộ máy nhà nước trong từng xã hội.

Viễn cảnh “một giả định, một tương lai sớm muộn” của nền dân chủ Việt Nam khi thực hiện chế độ đa đảng của tác giả Thiện Ý sẽ không bao giờ có thể trở thành hiện thực bởi nó xuất phát từ một nhận thức sai lầm về dân chủ, từ một ý đồ phủ nhận thành tựu của nền dân chủ ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 70 năm qua. Tác giả Thiện Ý nên nhận thức lại cho đúng và tự mình “hãy trở thành một công dân tốt” trong nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay; đừng vì mục đích xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà nhắm mắt làm ngơ, kêu gọi thực hiện một thứ dân chủ giả hiệu kiểu phương Tây./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

8 thoughts on “Không phải có đa đảng là có dân chủ

  • 9 Tháng Mười, 2015 at 6:18 chiều
    Permalink

    Đúng như Anh Phương viết, Việt Nam không cần thiết phải hiện đa đảng. Trong lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XX đã từng có nhiều hơn một đảng phái tồn tại, nhưng lịch sử đã đào thải những đảng không vì lợi ích quốc gia,dân tộc, lợi ích của đại đa số nhân dân lao động; đồng thời lịch sử cũng đã lựa chọn Đảng CSVN, Đảng duy nhất lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; xây dựng đất nước,… Đưa ra chiêu bài đòi thực hiện đa đảng là có ý đồ phủ nhận Đảng CSVN, tiến tới thành lập những đảng phái thân phương Tây, làm tay sai cho các thế lực thù địch, là đưa dân tộc đến họa chia rẽ, đấu đá, tranh giành quyền lực mà thôi.

    Reply
  • 20 Tháng Mười, 2015 at 11:18 sáng
    Permalink

    Lịch sử Việt Nam từng có chế độ đa đảng và cũng chính lịch sử đã lựa chọn, phủ định tình hình nói trên. Đã từ lâu, chính sự vận động của lịch sử khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý đồ thâm độc của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đòi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” chỉ có mục đích duy nhất là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa Việt Nam phát triển theo “khuôn mẫu” của phương Tây; chịu “định hướng” của phương Tây! Đó là điều không thể chấp nhận!

    Reply
    • 7 Tháng Hai, 2017 at 7:13 sáng
      Permalink

      đa đảng biến mất vì cộng sản đã tiêu diệt tất cả các đảng ấy để độc tôn lãnh đạo.

      Reply
    • 7 Tháng Hai, 2017 at 7:15 sáng
      Permalink

      thế nào gọi là “định hướng” của phương Tây? cả thế giới hầu hết đều theo mô hình đa đảng và đều phát triển tiến bộ công bằng. Người dân có quyền tự do sống an bình công bằng. chỉ có bọn đầu đất mơi tin vào cộng sản.

      Reply
  • 30 Tháng Mười Một, 2015 at 3:05 chiều
    Permalink

    Đa đảng chỉ là chiêu trò của mấy ông chống đối, kêu gào đa đảng để tìm kiếm cơ hội thành lập đảng nọ đảng kia để công khai chống phá thôi chứ có gì đâu. Nhòm cương lĩnh đường lối của mấy cái gọi là “đảng đối lập” các ông vẽ ra mà phát ngán, chỉ thấy chém gió, bới móc, hoang tưởng chứ có thấy có cái gì gọi là giúp dân giúp nước đâu

    Reply
  • 8 Tháng Mười Hai, 2015 at 8:26 sáng
    Permalink

    Những kẻ ngoặc mồm nói một đảng là tốt, hãy trả lời câu hỏi :
    – Tại sao 80% người lao động bị chủ trốn đóng bảo hiểm xã hội mấy chục năm qua không được ngăn chặn, nguy cơ hàng triệu người bị mất lương hưu.
    – Hàng năm tệ buôn lậu trốn thuế của doanh nghiệp, tiểu thương , hàng triệu nghìn tỷ đồng không được ngăn chặn, tàn phá nền sản xuất trong nước.
    – Tình trạng mất an toàn thực phẩm hàng hóa độc hại tràn lan khắp cả nước nguy cơ gây bệnh lan y cho nhân dân không được kiểm soát , trở thành tội ác.
    – Nhân dân è cổ đóng thuế nuôi bộ máy hành chính ngày càng cồng kềnh, nhưng vô cảm hành dân là chính, mặc dù đã có cải cách hành chính mười năm qua không có kết quả, nhiều việc còn phức tạp hơn khi chưa cải cách hành chính.
    – Tham nhũng lãng phí ngày càng trầm trọng lan rộng, mặc dù có luật phòng chống lãng phí nhưng hiệu quả rất thấp , không đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại, không tạo được nguồn đảm bảo an sinh xã hôi cho người thất nghiệp.
    – Một con gà phải chịu mấy chục loại phí, siu cao thuế nặng trở lại thời thực dân phong kiến ngày xưa, nhưng nhân dân không có quyền thay đổi bộ máy đểu giả đó bằng lá phiếu của mình như các nước Đa Đảng –Dân Bầu –Không Bạo Lực văn minh , hàng triệu anh hùng liệt sỹ hy sinh vô ích để dựng nên chế độ hành dân này.
    – Để mất quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa là tội tày trời của Đảng.
    Trong khi các nước Đa Đảng –Dân Bầu –Không Bạo Lực văn minh hoàn toàn kiểm soát tốt các vấn đề trên.
    Những kẻ thích một Đảng một là cuồng tín ngu dại, hai là đê tiện hưởng lợi từ sơ hở của chế độ, ba là đồng lõa với bọn đê tiện bẩn thỉu để ăn chia. Dù thế nào cũng là tội đồ của nhân dân tiến bộ, vật cản tiến bộ xã hội, cần bỏ tù chúng.

    Reply
    • 9 Tháng Mười Hai, 2015 at 9:04 sáng
      Permalink

      Hoàng Sa mất năm nào mà bảo là do Đảng Cộng sản?
      Còn Trường Sa, bạn nên xem lại tuyên bố của U.S. Assistant Secretary of Defense, David Shear, ngày 13/5/2015, hẳn là ông David Shear không phải là người ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhỉ.
      Nhật, Nga cũng đang tranh chấp đảo với Trung Quốc đó.

      Reply
    • 27 Tháng Hai, 2018 at 9:57 sáng
      Permalink

      phải. hiến pháp không được dân phúc quyết, những vấn đề quan trọng của đất nước không được trưng cầu ý dân một cách công khai. bầu cử thì giả tạo nhưng không lực lượng chính trị nào được phép lên tiếng. đó là biểu hiện mất dân chủ

      Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.