Không thể che đậy cho những mưu đồ đen tối

Càng gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021 của Việt Nam, trên một số trang mạng và báo, đài của các tổ chức phản động ở nước ngoài liên tục đăng tải những bài viết có nội dung sai trái, xuyên tạc về cuộc bầu cử này. Trong đó xuất hiện nhiều thông tin về việc những người tự ứng cử bị “gây khó dễ”, bị “phân biệt đối xử”, thậm chí có người còn cho rằng “đang có một chiến dịch “tẩy chay”, “đấu tố” những người tự ứng cử” hay “bầu cử Quốc hội ở Việt Nam chỉ là sân chơi “độc diễn” của Đảng, không có cửa cho các ứng cử viên tự do” v.v…

Có lẽ những người đưa ra các nhận xét, đánh giá mang tính quy chụp này đã không nghiên cứu hay cố tình không hiểu rằng Điều 27 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Chỉ thị số 51-CT/TW ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 xác định: “Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình pháp luật quy định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương….; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, cần thấy rằng, người được giới thiệu ứng cử hay người tự ứng cử có được đưa vào danh sách để bầu đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân còn phụ thuộc vào việc người đó có đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội đối với đại biểu Quốc hội và Điều 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân đối với đại biểu Hội đồng nhân dân hay không? Đồng thời, quá trình đó còn phải tuân thủ đúng quy trình của việc ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định trong chương V Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Đó là các quy định của pháp luật cũng như chủ trương của Đảng về việc giới thiệu người ứng cử và tự ứng cử. Còn trên thực tế, tại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, trên cả nước đã có 154 người tự ứng cử, đây là con số cao nhất so với các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội trước đó (khóa XII năm 2007 có 30 người tự ứng cử; khóa XIII năm 2011 con số này là 82).

Như vậy, có thể thấy việc bầu cử nói chung, tự ứng cử nói riêng trong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 của Việt Nam bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật, không hề có sự  “phân biệt đối xử” hay “tẩy chay”, “đấu tố” với người tự ứng cử như giọng điệu thù địch, xuyên tạc, vu cáo, bóp méo sự thật một cách trắng trợn nêu trên.

Chắc hẳn mọi người và hơn ai hết chính chủ nhân của các nhận định, đánh giá “thiếu thiện cảm” về việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021của Việt Nam đều hiểu rõ mục đích của việc làm này không gì khác hơn là nhằm phá hoại bầu cử; chia rẽ mối đoàn kết gắn bó giữa Đảng với  nhân dân; phủ nhận những giá trị tốt đẹp của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; gây sự hoài nghi, dao động thiếu niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tiến tới vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Rõ ràng những mưu đồ đen tối đó là không thể che đậy./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

2 thoughts on “Không thể che đậy cho những mưu đồ đen tối

  • 20 Tháng Năm, 2016 at 7:23 sáng
    Permalink

    Ngày bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 dang đến rất gần. Trong khi nhân dân cả nước dang hào hức mong chờ đền ngày Hội mà 5 năm mới có một lần để thể hiện quyền làm chủ của mình thì các phần tử xấu đang bị các thế lực thù địch lôi kéo lại ra sức chống đối, vu khống, xuyên tạc cuộc bầu cử. Đúng là lòng lang dạ sói.

    Reply
  • 23 Tháng Năm, 2016 at 2:25 chiều
    Permalink

    Thông tin về việc những người tự ứng cử bị “gây khó dễ”, bị “phân biệt đối xử”, thậm chí có người còn cho rằng “đang có một chiến dịch “tẩy chay”, “đấu tố” những người tự ứng cử” hay “bầu cử Quốc hội ở Việt Nam chỉ là sân chơi “độc diễn” của Đảng, không có cửa cho các ứng cử viên tự do” v.v…Những luận điệu đó không nằm ngoài mục tiêu xuyên suốt của họ là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta./.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.