Không thể nói bừa, nói càn: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lực cản dân tộc”

Dân Phòng

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trư­ờng, có sự quản lý của Nhà nước theo định hư­ớng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định h­ướng xã hội chủ nghĩa”[1]. Chủ tr­­ương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhận đ­ược sự đồng thuận, nhất trí cao trong Đảng và nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ đưa nền kinh tế của Việt Nam đạt đ­ược nhiều thành tựu to lớn.

Những tưởng rằng, sự đúng đắn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được kiểm nghiệm qua thực tế với những thành tựu to lớn gần 30 năm đổi mới đã là quá đủ cho những ai còn có những nhận thức phiến diện, mơ hồ về vấn đề này. Thế mà hiện nay, vẫn còn có người cố tình không thừa nhận và cho rằng, “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lực cản dân tộc”.

Sự thật có phải vậy không? Chắc chắn là không. Bởi lẽ, chủ trương đúng đắn này không phải do ý muốn chủ quan, mà nó được hình thành trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn sâu sắc của Đảng ta.

Về phương diện lý luận, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Vì chúng ta chưa có điều kiện chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, trong một chừng mực nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi, nó là sản vật của tự nhiên, của nền tiểu sản xuất và trao đổi. Bởi vậy, chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên”[2].

Về phương diện thực tiễn, dưới chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường còn tồn tại và phát triển do những điều kiện, tiền đề kinh tế – xã hội cho nó tồn tại và phát triển vẫn còn, đó là sự phân công lao động xã hội và sự độc lập về mặt kinh tế giữa những chủ thể sản xuất, kinh doanh vẫn còn. Và sự thực, phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi hàng hóa không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; sự chuyên môn hóa và hợp tác lao động không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng ra phạm vi quốc tế. Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân – sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu hỗn hợp khác); đồng thời, trong hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất cũng có sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu (thuộc nhà nước) và quyền sử dụng tư liệu sản xuất (thuộc tổ chức và cá nhân được nhà nước giao quyền sử dụng). Đó là cơ sở kinh tế – xã hội để cho các chủ thể sản xuất kinh doanh độc lập về mặt kinh tế, toàn quyền chi phối sản phẩm. Như vậy, dưới chủ nghĩa xã hội, những điều kiện kinh tế – xã hội để kinh tế thị trường tồn tại và phát triển vẫn còn. Do đó, không chỉ có kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà còn có cả kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Không thể nói bừa rằng, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “lực cản dân tộc”. Bởi lẽ, nhờ có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nền kinh tế nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ khá và có chiều hướng phát triển. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện, đạt kết quả tích cực bước đầu; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu có những chuyển biến tích cực. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hoà bình, ổn định được giữ vững để phát triển đất nước. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt một số kết quả quan trọng. Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên.

Những quan điểm, những luận điệu xuyên tạc “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lực cản dân tộc”, nếu không là luận điệu ác ý nhằm phủ nhận đường lối phát triển kinh tế, phá hoại công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay thì cũng là sự nhận thức mơ hồ, phiến diện cần bác bỏ./.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tr. 86.

[2] V.I.Lênin, Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, M.1978, tr. 276.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

7 thoughts on “Không thể nói bừa, nói càn: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lực cản dân tộc”

  • 25 Tháng Mười, 2015 at 9:17 sáng
    Permalink

    Rất đồng tình với Dân phòng. Ở nước ta hiện nay có đầy đủ điều kiện kinh tế – xã hội cho kinh tế thị trường tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, kinh tế thị trường ở nước ta nếu không được định hướng XHCN thì sẽ tự phát theo tư bản chủ nghĩa, tăng khoảng cách giàu nghèo, cản trở thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dan chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, kinh tế thị trường ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH phải phát triển theo định hướng XHCN là tất yếu khách quan. Chúng ta hãy cảnh giác với những luận điệu tuyên truyền nhằm phủ nhận kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của accs thế lực thù địch.

    Reply
  • 26 Tháng Mười, 2015 at 9:53 chiều
    Permalink

    Một số người nói các nước đi theo kinh tế thị trường mà không có định hướng xã hội chủ nghĩa thì sẽ giàu có như Mỹ, Pháp, Nhật bản … nhưng họ không hề biết hoặc biết mà cố tình lờ đi rằng hâu hết các nước lạc hậu, nghèo đói ở châu phi cũng đi theo kinh tế thị trường tự do, không định hướng xã hội chủ nghĩa gì cả hay sao.
    Ngay cạnh Việt Nam cũng có Campuchia đi theo kinh tế thị trường tự do đấy thôi. Họ có giàu có gì cho cam.
    Như vậy không thể nói cứ đi theo kinh tế thị trường tự do là giàu có.
    Và cũng không phải cứ đi theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sẽ nghèo, sẽ vấp phải lực cản.
    Nhất trí với tác giả Dân Phòng cả hai tay.

    Reply
  • 27 Tháng Mười, 2015 at 9:07 sáng
    Permalink

    Kinh tế thị trường tự do không phải là “liều thuốc vạn năng” cho các quốc gia nghèo nàn, lạc hậu “uống vào” để qua một đêm trở nên giàu có, hùng cường.
    Nhiều quốc gia Phi châu, Á châu, Mỹ La tinh, Trung Đông … cũng đã phát triển kinh tế thị trường tự do “ngoài vòng” định hường xã hội chủ nghĩa” đấy thôi. Thế nhưng đã hàng thế kỷ nay họ có thoát khỏi vòng nghèo đói đâu.
    Một số người Việt ở hải ngoại và trong nước đang lớn tiếng nói rằng phải đi theo con đường kinh tế thị trường tự do, từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa để được giàu có như Mỹ.
    Nhưng liệu sẽ được như Mỹ hay sẽ như Xu Đăng, Si Ri…

    Reply
  • 27 Tháng Mười, 2015 at 12:07 chiều
    Permalink

    Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không chỉ đơn thuần là sự tìm tòi và phát kiến về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội, mà còn là sự lựa chọn và khẳng định con đường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng và sáng tạo của Việt Nam. Đây là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Thực tiễn cho thấy, thực hiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, “có ý nghĩa lịch sử” trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
    Thực tiễn là chân lý. Những luận điệu xuyên tạc đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chẳng thể thay đổi được những thành tựu mà đường lối đó đem lại, nên chúng chẳng có giá trị gì hết !

    Reply
  • 31 Tháng Mười, 2015 at 7:19 sáng
    Permalink

    Kinh tế thị trường là thành tựu chung trong sự phát triển của nhân loại. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước có điểm xuất phát thấp lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh cần tận dụng những thành tựu của nhân loại trong đó có sự phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế thị trường phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa để hạn chế những tác động xấu của nó đối với xã hội. Đó là, trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Mọi luận điệu cho rằng: Ở Việt Nam, kinh tế thị trường là “lực cảncủa dân tộc” là sự nhận thức mơ hồ, phiến diện cần bác bỏ.

    Reply
  • 4 Tháng Mười Một, 2015 at 1:28 sáng
    Permalink

    Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự đúng đắn ấy được thể hiện rõ nét bằng thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước. Có thể nói, nước ta đã “thay da đổi thịt” bằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy tại sao vẫn có những kẻ “ấu trĩ”, “mắt nhắm, tư duy đóng” cho nó là “lực cản của dân tộc”? Thiết nghĩ, đây không phải là sự nhận thức hạn hẹp mà xuất phát từ âm mưu chống phá công cuộc đổi mới của đất nước. Vậy nên, cần hết sức cảnh giác trước những luận điệu này.

    Reply
  • 19 Tháng Mười Một, 2015 at 12:40 sáng
    Permalink

    Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại hình thức kinh tế cho việc xác lập địa vị chủ thể của cá nhân, bởi vì nó đòi hỏi ở con người tính tích cực, tự giác tối đa. Nó giải phóng các cá nhân tham gia hoạt động kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào những kế hoạch, mệnh lệnh hành chính quan liêu,…và tạo điều kiện để họ trở thành chủ thể tự chủ của hoạt động kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sở dĩ có ưu thế hơn về mặt tác động vào sự phát triển của con người, chính vì ở đó cá nhân hoạt động kinh tế trở thành chủ thế vận hành kinh tế, có tính độc lập tự chủ cao. Tính độc lập tự chủ này góp phần hình thành nên tính cách năng động, sáng tạo của mỗi thành viên trong xã hội.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.