Kinh tế thị trường không mâu thuẫn với định hướng XHCN
Hạnh Ngân
Có quan điểm cho rằng: “ Làm gì có cái gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN”, “kinh tế thị trường là gắn với chủ nghĩa tư bản”, “là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản”, đưa thêm đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” vào là một sự gán ghép khiên cưỡng, tiến tới bài xích, phủ nhận vấn đề này. Cổ súy cho luận điệu này ông Nguyễn Văn Do đã đưa ra quan điểm: “kinh tế thị trường và CNXH là hai ý tưởng hoàn toàn mâu thuẫn nhau; kinh tế tư nhân lẫn kinh tế nhà nước gọi chung là kinh tế quốc dân không có kinh tế nào là chủ đạo cả…Nói đến CNXH làm cho cả dân tộc lạnh xương sống”.
Xin thưa với ông Do rằng: kinh tế thị trường và CNXH hoàn toàn không mâu thuẫn nhau. Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là thành tựu chung của nhân loại, nó được tồn tại và phát triển qua các phương thức sản xuất khác nhau. Dưới chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường được coi là mục tiêu. Vì vậy, họ lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, chiếm đoạt lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Vai trò thống soái của chủ nghĩa tư bản trong cơn lốc toàn hóa kinh tế đã đe dọa lợi ích đến tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới. Tự cho mình quyền tự do chiếm đoạt, tự do xâm lược, tự do bóc lột, tự do khủng bố, tự do phân biệt chủng tộc…Bất chấp tất cả miễn sao chiếm đoạt được nhiều lợi nhuận. Đối với chúng ta coi kinh tế thị trường là phương tiện, cách thức để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH gắn chặt với việc không ngừng nâng cao đời sống toàn diện của nhân dân, tuyệt nhiên không phải là mục đích giành lấy lợi nhuận tối đa bằng mọi giá như CNTB đã làm. Vậy thì kinh tế thị trường và CNXH làm gì có mâu thuẫn.
Quan điểm của ông Do cho rằng: “kinh tế tư nhân lẫn kinh tế nhà nước gọi chung là kinh tế quốc dân không có kinh tế nào là chủ đạo cả”. Thực chất của quan điểm này chính là tìm mọi cách để phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, tuyệt đối hóa kinh tế tư nhân, xóa bỏ định hướng XHCN, tiến tới xóa bỏ CNXH ở nước ta. Xung quanh vấn đề này xin trả lời với ông Do rằng: nếu không có kinh tế Nhà nước đủ mạnh thì lấy gì để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác vươn lên đứng vững trong cạnh tranh với các đối tác nước ngoài xây dựng một nền kinh tế phát triển thống nhất trong đa dạng, hội nhập toàn cầu hiện nay ở nước ta. Ông cũng nên nhớ rằng: ngay cả các nước tư bản chủ nghĩa, kinh tế Nhà nước luôn đóng vai trò là “ bà đỡ”, “người cứu tử” đối với các doanh nghiệp khi họ rơi vào tình trạng khó khăn, có nguy cơ sụp đổ, làm chao đảo nền kinh tế quốc dân như: (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…) trong những năm gần đây, đã không dưới hai lần Nhà nước của các quốc gia này phải dùng sức mạnh kinh tế của mình để cứu lấy hàng trăm công ty trên các lĩnh vực kinh tế quan trọng của họ lâm vào cảnh phá sản, đổ vỡ trước “cơn bão tài chính” năm 2008 và các vụ thăng trầm của thị trường chứng khoán thế giới những năm qua. Đối với Việt Nam, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước luôn luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng phát triển, hợp tác cạnh tranh bình đẳng. Xin hỏi ông Do: hãy đánh giá một cách vô tư xem đã có mấy doanh nghiệp tư nhân trong nước hay nước ngoài đầu tư vào phát triển các ngành kinh tế thuộc kết cấu hạ tầng quan trọng như các nhà máy thủy điện ở vùng sâu, vùng xa. Khi hàng loạt “cơn sốt ác tính” của thị trường bất động sản, xi măng, sắt thép… đồng loạt bùng phát, tưởng như không vượt qua, có nguy cơ tàn phá kinh tế đất nước, trước nguy cơ đó đã có mấy ông kinh tế tư nhân ra tay cứu trợ, nếu không phải là kinh tế Nhà nước gánh vác thành công trọng trách đầy cam go đó. Trong việc giải quyết những vấn đề xã hội ở tầm vĩ mô, có ông kinh tế tư nhân nào sẵn sàng vô tư nhảy vào làm những việc cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự tàn phá khốc liệt của thiên tai không ? Trên thực tế, việc đó chỉ có thể được giải quyết tốt, khi kinh tế Nhà nước chủ động ra tay giải quyết. Vậy thì tại sao “vai trò chủ đạo lại không thuộc về kinh tế Nhà nước”
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước, kinh tế Nhà nước xứng đáng là chỗ dựa cho Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong điều tiết, phát triển nền kinh tế, ngày càng chủ động trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, vì lợi ích của toàn dân, bảo đảm sự hài hòa, thống nhất giữa phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội (đây là một tiêu chí then chốt của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN) mà chúng ta đã và đang thực hiện. Kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Kinh tế ra khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả. Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Đất nước không những giữ vững được sự ổn định trước những chấn động kinh tế lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên. Kinh tế tăng trưởng khá, chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, văn hóa, xã hội được phát triển. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Thế mà tại sao ông Do lại cho rằng: “nói đến CNXH làm cho cả dân tộc lạnh xương sống”. Thật là sự hồ đồ hết chỗ nói.
Để thay cho lời kết tác giả xin mượn lời của bài báo đăng trên Mạng tin châu Âu (Europe Presse Image) ngày 26-9-2015 như sau: Diện mạo đất nước Việt Nam thay đổi gần như hoàn toàn, kinh tế tăng trưởng mạnh; công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy nhanh; mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt, đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các nước kém phát triển, trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Về đối ngoại, Việt Nam vừa ký thỏa thuận tiến tới thành lập khu vực mậu dịch thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), giúp thúc đẩy quan hệ thương mại với các nền kinh tế năng động của châu Á, giữa EU và Đông Nam Á và có thể trở thành hình mẫu để EU thiết lập các thỏa thuận tương tự với các nền kinh tế đang phát triển khác. Tác giả đánh giá cao sự ổn định chính trị ở Việt Nam, coi đây là điều cần thiết và không thể thiếu để phát triển kinh tế – xã hội. Theo nghiên cứu của bộ phận nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài của báo Financial Times, nhờ môi trường chính trị ổn định, Việt Nam đứng đầu trong các nền kinh tế nước ngoài về thu hút vốn nước ngoài cho các dự án mới. Công ty Kiểm toán Price Waterhouse Coopers nhận định, từ nay đến năm 2050, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới./.
Cho đến nay, trên thực tế mà mọi người đều nhận thấy có nước đi theo CNTB vẫn nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, chiến tranh loạn lạc… có nước đi theo CNXH vẫn tăng trưởng kinh tế rất cao, không xảy ra loạn lạc.
Và ngược lại cũng có.
Vậy nên đừng ai ngây thơ rằng cứ đi theo CNTB là sẽ giàu như Mỹ.
Mỹ giàu mạnh lên vì đã “hứng” được làn sóng di cư của những nhà khoa học chạy trốn các cuộc chiến tranh thế giới 1 và 2. Lại thu được lợi nhuận khủng từ việc xúi bẩy Hítle gây chiến để bán vũ khí cho cả 2 bên tham chiến.
Xin thưa với ông Do rằng: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phát triển KTTT định hướng XHCN là tạo điều kiện để chúng tôi đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo; vừa khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, vừa tạo điều kiện để người khác thoát nghèo và từng bước vươn lên khá giả.
Ông hãy nhớ rằng: Sự khác biệt về bản chất của Nhà nước XHCN Việt Nam và vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với xã hội, là một trong những “tiêu chí” để phân biệt KTTT ở Việt Nam với KTTT ở các nước TBCN. Sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam là nhân tố quyết định đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Hãy nhớ kỹ những vấn đề đó Ông Do ạ.
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Đây là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển kinh tế, trên cơ sở trung thành lý luận Mác – Lênin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thực tế công cuộc Đổi mới đất nước cho thấy, lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp.
Những luận điệu cho rằng “kinh tế thị trường mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội” như của Ông Do, thực chất là sự xuyên tạc, thể hiện âm mưu đen tối muốn cản trở con đường phát triển của đất nước ta. Chúng ta cần cảnh giác đấu tranh và kiên quyết loại trừ những luận điệu xấu xa và âm mưu nham hiểm đó.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Nó là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; ngay cả khi kinh tế thế giới lâm vào suy thoái nhưng Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý…đó là những minh chứng mạnh mẽ, sống động nhất về sự kết hợp kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội thưa ông Do.