Lại thêm một luận điệu xuyên tạc về “nhân quyền” ở Việt Nam

 Đầu năm mới 2019, trên trang mạng xã hội danlambao xuất hiện bài viết: “Triển vọng Nhân quyền Việt Nam trong năm 2019?” của kẻ có danh xưng là LS Nguyễn Văn Thân. Trong bài viết này Y đưa ra những luận điểm sai trái phản ánh không đúng sự thật tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian qua.

  1. Quyền con người được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người và quyền dân chủ. Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Từ đó, vấn đề nhân quyền đã được hiến định trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp đầu tiên năm 1946, lời nói đầu đã khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản: 1) Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; 2) Đảm bảo các quyền tự do, dân chủ; 3) Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân Trong đó, chương “Quyền và nghĩa vụ của công dân” được xếp thứ 2 gồm 18 điều. Đặc biệt tại Điều 21 ghi nhận: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”. Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 các quyền của công dân được quy định, bổ sung và cụ thể hóa hơn để đi đến hoàn thiện.

 Hiến pháp hiện hành của Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) dành một chương (chương 2) với 36 điều (từ điều 14 đến điều 49) hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việc hiến định, hiện thực hóa quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 là sự tiếp nối, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, đồng thời chuyển hóa sâu sắc nhiều nội dung, tinh thần các Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, quyền kinh tế, văn hóa, nhân quyền…; tạo nền tảng pháp lý cao nhất bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được thực hiện, đáp ứng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua hơn 85 luật, pháp lệnh. Trong đó, có nhiều luật quan trọng về quyền con người đã được ban hành như: Bộ luật hình sự năm 2015; Bộ luật dân sự năm 2015; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Luật thi hành tạm giữ tạm giam năm 2015; Luật tiếp cận thông tin năm 2016; Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016; Luật Báo chí năm 2016; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017… Như vậy, những thành tựu to lớn về lập pháp mà Việt Nam đã đạt được hơn 70 năm là yếu tố về pháp lý lâu dài về quyền con người ở Việt Nam.

  1. Thực tế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam luôn được quốc tế đánh giá cao.

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhân dân lao động là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi, nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm; cống hiến và hưởng thụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngày 18/1/2018, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố sách trắng về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam với phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Cuốn sách trắng ‘Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” và khẳng định xuyên suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã không ngừng đấu tranh vì các quyền tự do cơ bản của con người, nhất là quyền độc lập và quyền tự quyết của dân tộc, quyền được sống trong hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi người dân.

Cuốn sách đã cung cấp các thông tin cập nhật về luật pháp, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người và những ưu tiên cần thúc đẩy thực hiện ngày càng tốt hơn quyền con người ở Việt Nam. Liên Hợp quốc luôn đánh giá cao Việt Nam về bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền của nhóm dân tộc thiểu số. Trên thực tế, Việt Nam đứng thứ hai trong khối châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ 9/135 nước về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong Chính phủ. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em. Đồng thời, Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016 với số phiếu cao nhất (184/192). Đây là những minh chứng cho việc tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người mà được thực hiện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực. Những luận điệu của Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Thông, Trần Thị Xuân, Lê Đình Lượn hay Trần Huỳnh Duy Thức,… là những phần tử vi phạm pháp luật Nhà nước Việt Nam vì những hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Như vậy, hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn của Việt Nam, quyền con người luôn được đề cao và được pháp luật bảo đảm. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Thân vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật về nhân quyền ở Việt Nam. Sự xuyên tạc, phủ nhận của Y là vô căn cứ, một sự bịa đặt, vu khống trắng trợn và thâm độc. Chúng ta cần phải lên án, kiên quyết đấu tranh và bác bỏ./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

2 thoughts on “Lại thêm một luận điệu xuyên tạc về “nhân quyền” ở Việt Nam

  • 3 Tháng Hai, 2019 at 9:22 sáng
    Permalink

    Việt Nam là thành viên tích cực và tiêủ biểu của Liên hợp Quốc về thực thi quyền con người!.

    Reply
  • 4 Tháng Hai, 2019 at 10:19 sáng
    Permalink

    Việt Nam là nước luôn bảo đảm quyền con người và quyền dân chủ của mọi người dân sống trên đất nước Việt Nam.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.