Lê Dủ Chân – tên ngu đần, xấc xược, vu khống, không biết phải trái

Trong khi toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân ta ra sức thi đua lập thành tích chào mừng 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì các thế lực thù địch lại tung lên mạng những bài viết chống đối, công kích sự lãnh đạo của Đảng. Trong những bài viết đã quá nhàm chán và cũ kĩ đó, Lê Dủ Chân đóng góp một bài với nội dung xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ nhất, Lê Dủ Chân cho rằng nguồn gốc của tham nhũng ở Việt Nam là do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một lập luận hết sức ấu trĩ và phi lý; bởi vì, về bản chất, tham nhũng là sự tha hóa quyền lực để thực hiện lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm người làm phương hại đến lợi ích cá nhân khác, của tập thể và xã hội. Tham nhũng gắn với cá nhân có quyền lực và tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ có nhà nước vì nó luôn gắn với nhà nước và quyền lực chứ không phải tham nhũng chỉ có ở Việt Nam. Việc Lê Dủ Chân cho rằng nguồn gốc tham nhũng ở Việt Nam là do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là lập luận hoàn toàn sai lầm về nhận thức và sai trái về chính trị. Chưa bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam phủ nhận tệ nạn tham nhũng và những hệ lụy của nó ở Việt Nam, nhưng nguồn gốc của tham nhũng thì hoàn toàn không phải do sự lãnh đạo của Đảng.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, quyền lực của tổ chức đảng được phân công, phân nhiệm, giao cho các tập thể, cá nhân đảm trách. Chỉ có cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, nhưng thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, thoái hóa, biến chất, thiếu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức, của nhân dân mới có thể tham nhũng mà thôi. Việc ông Lê Dủ Chân lấy “hiện tượng” để đánh đồng với “bản chất” rồi cho rằng “lãnh đạo cộng sản nuôi tham nhũng, vạch đường chỉ lối, tạo điều kiện cho tham nhũng trở thành một nhu cầu thiết yếu trong bộ máy công quyền và ngoài xã hội”, “ngày nào đảng cộng sản còn quyền lực, còn giữ vai trò lãnh đạo quốc gia, ngày đó quốc nạn tham nhũng tại nước ta còn tồn tại”. Đây là những lời ngụy biện, quy chụp của Lê Dủ Chân nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, Lê Dủ Chân cho rằng chống tham nhũng là cái cớ để Đảng thanh trừng nội bộ, thâu tóm quyền lực. Cần phải khẳng định rằng phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội chứ không phải “là cái cớ để Đảng thanh trừng nội bộ, thâu tóm quyền lực trước đến nay” như Lê Dủ Chân nói.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về phòng, chống tham nhũng. Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15-5-1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Trong 5 năm qua (chủ yếu là 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4), toàn Đảng đã xử lý kỷ luật gần 1.400 tổ chức đảng và hơn 74.000 đảng viên ở các cấp. Trong số bị kỷ luật, có 82 tỉnh ủy viên và tương đương; hơn 1.500 huyện ủy viên và tương đương; gần 3.000 đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; hơn 8.700 đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng và hơn 4.300 cán bộ, đảng viên phải xử lý bằng pháp luật, trong đó có rất nhiều trường hợp có liên quan đến tham nhũng. Bộ Chính trị đã ban hành Quy định về Những điều đảng viên không được làm; trong đó, quy định rõ những hành vi nghiêm cấm đảng viên không được làm, như: quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác hoặc đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định, đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định… Có thể khẳng định rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong thời gian qua, không có bất cứ “vùng cấm” nào trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng dù người đó là ai đã nghỉ hưu hay đương nhiệm. Chính những hành động này đã cho thấy sự cầu thị của Đảng để làm trong sạch tổ chức của mình, để lấy lại niềm tin yêu của nhân dân chứ không phải là “cái cớ để Đảng thanh trừng nội bộ, thâu tóm quyền lực” như Lê Dủ Chân nói bậy, nói càn.

Thứ ba, Lê Dủ Chân cho rằng muốn bài trừ tham nhũng chỉ có một con đường duy nhất là đứng lên lật đổ Đảng Cộng sản. Các thế lực thù địch, trong đó có Lê Dủ Chân đã không từ bất cứ thủ đoạn nào dù là xấu xa, bẩn thỉu nhất để chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống đối Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của nhân dân. Họ sẵn sàng bịa đặt, nói xấu một cách vô liêm sỉ, đổi trắng thay đen, suy diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản với một số cán bộ, đảng viên tham nhũng, thoái hóa, biến chất, phủ nhận công lao của Đảng, phủ nhận lịch sử, cực đoan, phiến diện, siêu hình, quy chụp mọi khuyết điểm, sai lầm về cho Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy hiện tượng thay cho bản chất chỉ với một mục tiêu duy nhất là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

Sau 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; tuy nhiên cũng còn không ít hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Nhận thức đúng tính chất nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn và cương quyết của Đảng, chắc chắn rằng, hiện tượng tham nhũng, lãng phí sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả.

Thực trạng tham nhũng đang gây bức xức trong nhân dân, phương hại đến uy tín, sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Các thế lực cơ hội, thù địch như Lê Dủ Chân đã và đang triệt để lợi dụng vấn đề này để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Vì vậy, đòi hỏi mỗi người phải đề cao cảnh giác, có nhận thức đúng, đầy đủ về tình trạng tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên; về kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước để tránh rơi vào “cái bẫy” của kẻ thù./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Lê Dủ Chân – tên ngu đần, xấc xược, vu khống, không biết phải trái

  • 17 Tháng Ba, 2017 at 9:47 sáng
    Permalink

    Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, hiện diện trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội, không phân biệt trình độ phát triển. Đảng ta đã sớm nhận thức được tình hìn đó và đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của tệ nạn, công khai thừa nhận và quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực đó.Vì vậy những luận chứng của Lê Dủ Chân chỉ là chủ quan, võ đoán rõ ràng không phải là một luận điểm khoa học mà chỉ là luận điệu xấu nhằm gieo rắc, lan truyền gây hoang mang, mất niềm tin vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái. Chúng ta cần mạnh mẽ lên án

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.