Luận điệu bẻ cong sự thật
Lợi dụng việc Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản yêu cầu: Youtube chấn chỉnh việc đăng tải những nội dung phản cảm, bạo lực, tuyên truyền thông tin xuyên tạc, chống phá chế độ ta thời gian. Ngay lập tức những kẻ thâm thù với chế độ ta lập tức rêu rao: ở Việt Nam chưa có tự do báo chí, người dân Việt Nam chưa được quyền tiếp cận thông tin! Vậy đâu là sự thực, xung quanh những luận điệu này?
Thứ nhất, họ cho rằng hiện nay Việt Nam chưa có tự do báo chí. Một trong những lập luận mà các thế lực thù địch dùng để công kích sự lãnh đạo của Đảng là theo họ, ở nước ta hiện nay vẫn không có tự do báo chí, báo chí vẫn bị kiểm duyệt. Trong thế giới đương đại, tự do báo chí là yếu tố quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là biểu hiện trực tiếp quyền làm chủ của người dân ở quốc gia đó. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc đều khẳng định các quyền cơ bản này. Nhà nước Việt Nam luôn tuân thủ các cam kết quốc tế đó. Điều 13, Luật báo chí (sửa đổi) vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 cũng quy định: Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân: “1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. 2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. 3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”. Như vậy, bằng luật pháp, Nhà nước Việt Nam đã hiến định đầy đủ các quyền tự do báo chí và sự thật ở Việt Nam báo chí luôn được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện để mở rộng hoạt động.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến năm 2016, hiện cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 658 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia; có 105 báo, tạp chí điện tử (trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập); gần 200 trang tin của cơ quan báo chí và trên 280 trang thông tin điện tử tổng hợp; các tỉnh, thành, bộ, ngành đều có cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử; gần 20 nhà đăng ký tên miền Việt Nam, trên 100 nhà đăng ký tên miền quốc tế và hơn 20 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ hosting tại Việt Nam. Như vậy, ở Việt Nam, lực lượng báo chí và các cơ quan truyền thông rất hùng hậu với sự tham gia của nhiều tổ chức và công dân. Những lập luận cho rằng báo chí ở Việt Nam không phát triển, tự do báo chí ở Việt Nam bị bóp nghẹt là không có cơ sở và sai sự thật!
Thứ hai, họ cho rằng người dân Việt Nam không có quyền tiếp cận thông tin. Lập luận này là hoàn toàn sai lầm! Quyền được tiếp cận thông tin hay quyền được thông tin là quyền cơ bản của con người. Quyền tiếp cận thông tin được hiểu là mọi công dân đều được tiếp cận thông tin, có quyền yêu cầu các cơ quan công quyền cung cấp thông tin mà không có nghĩa vụ giải thích lý do với điều kiện những thông tin này là thông tin chính thức và không nằm trong những ngoại trừ. Quyền tiếp cận thông tin hay quyền được thông tin ở nước ta đã được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều 25 Hiến pháp 2013 có quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành có các quy định về quyền được thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đang nắm giữ như: Luật báo chí; Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Luật phòng chống tham nhũng v.v… Như vậy, theo quy định của pháp luật, mọi công dân Việt Nam đều có quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, việc được tiếp cận đến đâu, được tiếp cận những loại thông tin nào thì đều phải chịu sự quy định của pháp luật, ví dụ các thông tin liên quan đến an ninh, bí mật quốc gia, thông tin liên quan đến bí mật kinh tế của nhà nước và tư nhân, thông tin liên quan đến đời tư của công dân… thì những người không có trách nhiệm không được xâm phạm. Không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới cũng quy định chặt chẽ như vậy. Những luận điệu kiểu như “người dân Việt Nam không có quyền tiếp cận thông tin” là hoàn toàn sai lầm và bịa đặt.
Tóm lại, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, điều này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp, pháp luật và được cụ thể hóa trong đời sống. Tuy nhiên, việc tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin cũng phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam chứ không thể tùy tiện như trang video trực tuyến Youtube đăng tải những nội dung phản cảm, bạo lực, tuyên truyền thông tin xuyên tạc, chống phá chế độ trên các video clip như trong thời gian qua./.
Thực ra có làm tốt đến đâu thì bọn phản động này vẫn cứ tìm cách bóp méo xuyên tạc thôi. Bản chất bọn chúng thế rồi, lúc nào bọn chúng chả cay cú như thế
Tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, điều này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp, pháp luật và được cụ thể hóa trong đời sống. Nhưng việc tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin phải được tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật. Không thể tùy tiện đăng tải những nội dung phản cảm, bạo lực, tuyên truyền thông tin xuyên tạc, chống phá chế độ, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Những hành vi này cần phải nghiêm trị trước pháp luật
Theo quy định của pháp luật, mọi công dân Việt Nam đều có quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, việc được tiếp cận đến đâu, được tiếp cận những loại thông tin nào thì đều phải chịu sự quy định của pháp luật.