Luận điệu lừa lọc của gã Trần Quý Cao

Trước thềm Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh những tấm lòng nhiệt huyết, chân thành góp ý với Đại hội, lại thấy xuất hiện những lời “góp ý” không những sai lệch, không phù hợp với lòng dân, ý Đảng, mà còn được che đậy dưới những lời lẽ thật giả lẫn lộn, bằng thủ đoạn lừa lọc rất tinh vi nham hiểm. Nếu bạn đọc không tỉnh táo thì rất dễ thừa nhận những lý lẽ của nó. Một trong những thủ đoạn lừa dối người đọc đó là dẫn dắt và chứng minh theo suy diễn “bắc cầu” hết sức nguy hiểm, mà điển hình là ở một bài viết của tác giả Trần Quí Cao mới đây.

Từ việc dẫn dắt lý lẽ về “một đất nước phát triển mới khiến người dân hài lòng”, ông Cao đã lớn tiếng đi đến quả quyết rằng: “Người dân hài lòng thì mới yêu nó và giữ nó”, rồi đẩy tới phủ nhận đất nước ta là “đất nước không phát triển, vì bị “kìm giữ trong chủ nghĩa xã hội” và “thể chế độc tài, độc đảng và toàn trị”… khiến người đọc ngộ nhận về lý lẽ của ông. Sự thật lý lẽ của ông chẳng những sai từ gốc, mà còn sai lầm cả về phương pháp chứng minh. Điều này thể hiện rõ trên những vấn đề hết sức sơ đẳng sau đây:

Thứ nhất, không phải đất nước nào phát triển là người dân đã hài lòng. Có lẽ ông cũng biết có rất nhiều nước trên thế giới hiện nay không chỉ là nước phát triển mà còn là nước giàu. GDP của họ cao gấp hàng chục, hàng trăm lần các nước phát triển và kém phát triển. Tuy chưa cần truy nguyên sự giàu có đó từ đâu ra, có chính đáng hay không, nhưng thực tiễn cũng cho thấy ở những nước phát triển nhất và giàu có nhất hiện nay cũng còn rất nhiều, thậm chí rất đông đảo người dân không những không hài lòng với nó, mà còn bức xúc và muốn lật nhào nó để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Giàu như các nước G7, hay như nước Anh, nước Mỹ… mà vẫn còn đầy rẫy những người nghèo khổ, bần cùng, vô gia cư, không có công ăn việc làm, phải sống nhờ vào trợ cấp, sự bố thí và lòng nhân từ của xã hội… Điều này chắc ông cũng biết và hãy đến đó mà hỏi họ có “yêu nó và mới giữ nó” như ông nghĩ không? Cái lý “đất nước phát triển mới khiến người dân hài lòng” cũng là cái “đầu cầu” đầu tiên mà ông định bắc cầu cho sự lừa lọc là không thể đứng vững trước thực tiễn đó trên thế giới hiện nay.

Thứ hai, tình yêu Tổ quốc của nhân dân ta cao thượng, không đóng đếm bằng những vật chất tầm thường. Ông là người dân Việt Nam mà dám khinh thường tình yêu đất nước của nhân dân Việt Nam. Xưa kia, ông cha ta có phải được sống trong một đất nước sinh ra đã giàu có đâu. Một đất nước từ sinh ra thủa hồng hoang còn nghèo đói lắm; một đất nước mà “sáng chống mưa giông, chiều ngăn bão lụt”, một đất nước còn phải chống chiến tranh xâm lược liên miên… Vậy mà, ông cha ta vẫn yêu quê hương đất nước, nhân dân ta vẫn gắn bó, cộng đồng bên nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức, dẫu “cháo bẹ dưa măng” mà vẫn sẵn sàng yêu nước, chiến đấu hy sinh vì đất nước đó sao.

Ngày nay, dẫu đất nước chưa giàu, chưa phát triển được như nhiều nước khác và sự mong muốn của bản thân, song nước ta không còn là nước kém phát triển nữa, nhân dân ta đã sung túc và giàu có hơn trước nhiều lần. Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn, cam go thử thách, dẫu xã hội còn một số vấn đề mà người dân chưa bằng lòng, cần phải đấu tranh khắc phục, song không vì thế mà nhân dân không yêu quý và bảo vệ Tổ quốc. Trái lại, những lúc khó khăn nhất là những lúc người dân bày tỏ tấm long yêu quý nhất đối với Tổ quốc, cùng nhau đoàn kết gắn bó với Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền để tháo gỡ khó khăn, đưa đất nước phát triển đi lên và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đây mới là tình yêu đích thực của nhân dân đối với Tổ quốc. Còn những kẻ như ông, sống theo lối “thấy vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai”; thấy đất nước chưa được như ý mình, thì ông không chỉ lớn tiếng chê bai mà còn xúi bẩy người khác phá hoại những gì đất nước ta đang xây dựng, nhân dân ta đang có được. Hỏi thế mới biết tình yêu nước xảo trá của ông đến nhường nào?

Thứ ba, lấy phương pháp luận của tự nhiên mà áp đặt cho những vấn đề xã hội là sai lầm. Tự nhiên có những quy luật và phương pháp nghiên cứu, xem xét và đánh giá riêng. Theo đó, những vấn đề xã hội cũng có quy luật và phương pháp nghiên cứu, xem xét và đánh giá riêng của nó. Tự nhiên và xã hội dẫu có những vấn đề chung, song có những vấn đề riêng không thể áp đặt cho nhau. Đây là những định lý, nguyên lý chung nhất mà ở bậc học phổ thông ai cũng biết. Ông xem xét và nhìn nhận đất nước ta với con mắt siêu hình, theo lối tuyệt đối hóa những yếu tố tự nhiên như phương tiện sống cao, giàu có, GDP cao của nước nào, mà không xem xét hết những chiều cạnh xã hội của các nước khác và nước ta, để rồi quy kết và đổ lỗi cho vấn đề chính trị – xã hội là do “chế độ xã hội chủ nghĩa’, do “độc đảng, độc tài”… Đó là phương pháp nhìn nhận hết sức sai lầm, phiến diện và thiển cận, mà nói thẳng ra là với ý đồ ác ý, nên thiếu khách quan và chẳng lừa lọc được ai..

Sao ông không dám nói ở các nước tư bản ngày nào mà chẳng có những phương tiện sống mới ra đời cao hơn trước, GDP ngày nào chả tăng lên hơn trước, mà ở đó đời sống đại bộ phận nhân dân cũng có tăng lên cao hơn đâu, chỉ tập trung vào một bộ phận giàu có mà thôi; hay sự độc quyền của các đảng chính trị, sự độc tài của các chính phủ cũng luôn diễn ra và áp đặt trong mọi vấn đề xã hội. Trong tự nhiên đúng là có những vấn đề 1 + 1 = 2, nhưng trong xã hội không thể khẳng định như vậy được. Những vấn đề chính trị – xã hội không thể xem xét theo lối của ông được đâu; hơn nữa, thực tế cho thấy các chính đảng tư sản lẫn vô sản trên thế giới hiện nay cũng không xem xét và đánh giá vấn đề chính trị – xã hội theo lối của ông, mà đều xem xét dưới quan điểm và lăng kính của giai cấp cầm quyền; hoặc là của thiểu số bóc lột hoặc là của đa số nhân dân lao động mà thôi. Cầm phải xem lợi ích thuộc về đa số hay thiểu số mà đề xuất những chính sách cho đúng đắn, đừng lấy những ngôn từ, ngoa ngữ, thuật ngữ về nhà nước và thể chế khó hiểu của nó ra lòe bịp nhân dân và áp đặt lên tư tưởng xã hội và tâm thức của người dân.

Nói như vậy để ông Quí Cao biết và hiểu ra những lý lẽ và phương pháp chứng minh theo lối suy diễn chủ quan của ông là hết sức sai lầm, sai cả về nội dung lẫn phương pháp thể hiện. Muốn đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước và xã hội cầm phải có một tấm lòng yêu nước thực sự và với một thái độ xây dựng, nhưng cái điều này lại thiếu ở ông nên không ai có thể tin và nghe theo những lời nhảm nhí của ông đâu. Tốt nhất ông hãy tự lục vấn lại mình, xong hãy đi lục vấn và đề xuất những vấn đề xã hội. Đúng như người xưa đã dạy “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, hoặc “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”… Thật là có lỗi khi phải kính dạy ông – một con người muốn làm chính trị và can dự vào chính trị – mà chữ nghĩa văn chương vẫn còn ngọng./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

5 thoughts on “Luận điệu lừa lọc của gã Trần Quý Cao

  • 3 Tháng Hai, 2016 at 10:43 sáng
    Permalink

    Thực tiễn từ khi Đảng lãnh đạo cách mạng 86 năm qua cho thấy đất nước ta đã hoàn toàn được độc lập, dân tộc ta đã hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành; dẫu đất nước chưa giàu, chưa phát triển được như nhiều nước khác, song nước ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nhân dân ta đã sung túc và giàu có hơn trước nhiều lần. Đó là một thực tế mà cộng đồng quốc tế đã phải công nhận mà không một thế lực nào có thể phủ nhận, vu cáo. Nếu ông Cao có trách thì nên trách những kẻ đã mang bom đạn đến tàn phá đất nước để bao máu xương liệt sĩ đã đổ, bao gia đình con mất cha, vợ mất chồng, đất nước bị chia cắt, nền kinh tế bị tàn phá đến cùng cực chứ không nên “trách” tiền nhân và đất nước tại sao không phát triển, nhân dân không giàu có như Mỹ, như Phương Tây kẻo lại bị mang tiếng là “ngu xuẩn” và “ăn cháo đá bát” ông Cao ạ!

    Reply
  • 17 Tháng Hai, 2016 at 2:44 chiều
    Permalink

    Một trong những thủ đoạn lừa dối người đọc đó là dẫn dắt và chứng minh theo suy diễn “bắc cầu” hết sức nguy hiểm, mà điển hình là ở bài viết chống phá điên cuồng của Trần Quí Cao. Đúng vậy, tôi sẽ luôn cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc này

    Reply
  • 20 Tháng Hai, 2016 at 3:29 chiều
    Permalink

    Là người viết ra những lời lẽ như vậy thì quả thật Trần Qúy Cao không thể cảm nhận được lòng yêu nước mà người dân Việt đối với đất nước này.Là người được hưởng những thành quả của đất nước mang lại thay vì lòng biết ơn ông lại dùng những ngôn từ để xuyên tạc, bôi xấu Đảng, hòi nghi về lòng tin của nhân dân đối với đất nước. Ông hãy sớm tỉnh ngộ để nhận ra điều mình đang làm, nhu vậy mới la tình yêu nước thực sự ông Trần Qúy Cao ạ

    Reply
  • 20 Tháng Hai, 2016 at 3:35 chiều
    Permalink

    Thử hỏi ông Trần Qúy Cao xem lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam thực sự là gì, chắc chắn rằng ông sẽ không hiểu được đâu. Một người có thể lớn tiếng chê bai, xem thường lòng tin của nhân dân với Tổ quốc thì sao cảm nhận được. Thay vì ngồi viết ra những điều viển vông ông hãy làm những điều có ích cho đất nước này đi

    Reply
  • 23 Tháng Hai, 2016 at 8:47 sáng
    Permalink

    Nói hay lắm, chửi hay lắm, đúng là ông Cao “một con người muốn làm chính trị và can dự vào chính trị – mà chữ nghĩa văn chương vẫn còn ngọng “. Bởi vì ngọng nên ông Cao luận giải những vấn đề chính trị, lòng yêu nước một cách mơ hồ, áp đặt, thiếu khách quan. Thực ra “cái ngọng” của ông Cao cũng chỉ là bị giật dây của những phần tử chống đối mà thôi. Thế nhưng, lẽ ra ông phải thấu hiểu đạo lý, có tinh thần yêu nước thực thụ, đằng này ông cam tâm trở thành “con rối”, là công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá cách mạng, đáng buồn thay.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.