Lý sự cùn của loài mặt người dạ thú

Chỉ mấy ngày trước khi diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, trên trang anhbasam đăng bài viết của Nguyễn Mạnh Hùng với tựa đề: Bầu cử có phải là nghĩa vụ của công dân? Mở đầu bài viết Hùng thừa nhận: Bầu cử là một hình thức sinh hoạt chính trị biểu tỏ quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp tổ chức ra nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước; thiết lập bộ máy nhà nước để quản lý xã hội. Với tiêu đề và nội dung mở đầu như vậy, không ai nghĩ Hùng thuộc loài mặt người, dạ thú. Xin lỗi bạn đọc, phải dùng cụm từ này mới lột tả đầy đủ, đúng bản chất và phù hợp với bộ mặt thật của Hùng – kẻ đang sống nhờ hải ngoại, chuyên kiếm sống bằng việc hành nghề chửi thuê, viết mướn cho các thế lực thù địch.

Mặt người, dạ thú của Hùng không chỉ thể hiện ở sự xảo trá khi lập lờ đưa ra khái niệm về quyền và nghĩa vụ bầu cử, mà là lý sự cùn khi luận giải về mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ bầu cử. Theo Hùng: Quyền là những định chế mà pháp luật quy định cho được hưởng, được làm, được yêu cầu mà không bị ai ngăn cản, hạn chế. Nghĩa vụ là những định chế mà pháp luật quy định bắt buộc phải làm để phục vụ xã hội, người khác, kể cả bản thân mình. Quyền là những lợi ích mà người được hưởng có thể nhận lãnh nhưng cũng có thể từ chối. Còn nghĩa vụ là những chế định mà người có nghĩa vụ bắt buộc phải làm, không thể từ chối. Hùng đưa ra luận điệu này với lập luận hầu rộng đường dư luận để phân biệt quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử. Cần khẳng định rằng, chỉ loài mặt người, dạ thú như Hùng mới có kiểu lý sự cùn – cùn đến tận cùng của sự cùn như vậy.

Mặt người, dạ thú còn bởi, Hùng không chỉ thừa nhận “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân” như Khoản 1, Điều 15 Hiến pháp năm 2013 đã hiến định, mà còn nhấn mạnh: Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Điều đó khẳng định quyền và nghĩa vụ là hai phạm trù khác nhau nhưng cũng không tách rời nhau. Chính sự khẳng định này cho thấy sự bất nhất khi Hùng viết: quyền và nghĩa vụ là hai phạm trù trái ngược nhau. Theo đó, cùng một hành vi (bầu cử) không thể vừa là quyền và cũng đồng thời là nghĩa vụ được. Để khẳng định, bầu cử không thể vừa là quyền và cũng đồng thời là nghĩa vụ, Hùng cho rằng, mặc dù Luật bầu cử và Hiến pháp chỉ quy định bầu cử là quyền cơ bản của công dân, ngoài ra không có quy định nào xác định bầu cử là trách nhiệm của công dân. Tuy nhiên, các bộ phận làm công tác bầu cử lại tuyên truyền việc đi bầu cử là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của công dân. Cần khẳng định cho rõ, các bộ phận làm công tác bầu cử tuyên truyền đi bầu cử là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ là chính xác, hợp hiến; bởi Khoản 1, Điều 15 Hiến pháp năm 2013 đã hiến định:Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”. Phải chăng vì kế sinh nhai của kẻ chửi thuê, viết mướn mà Hùng cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật rằng không có quy định nào xác định bầu cử là trách nhiệm của công dân, trong khi Hiến pháp năm 2013 hiến định: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân cũng có nghĩa, bầu cử vừa là quyền công dân, vừa là nghĩa vụ công dân; mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền và nghĩa vụ tham gia bầu cử. Chỉ như vậy quyền công dân mới không tách rời nghĩa vụ công dân như Hùng đã thừa nhận, đúng quy định của Luật bầu cử và Hiến pháp Việt Nam.

Hùng khẳng định, Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp tổ chức ra nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Rõ ràng là, thông qua bầu cử… cũng có nghĩa công dân sẽ tham gia bầu cử để bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Sự khẳng định (thừa nhận) này của Hùng phù hợp với nội dung đã hiến định về Quốc hội ở Điều 69 Hiến pháp năm 2013, theo đó: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, để Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của mình, phải thông qua bầu cử, công dân Việt Nam phải tham gia bầu cử. Đó có phải là trách nhiệm của công dân không?

Vậy mục đích và hàm ý câu hỏi Bầu cử có phải là nghĩa vụ của công dân là gì? Cần trả lời ngay rằng, đó là hành vi đánh lận con đen giữa quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân để đánh lừa, kích động những kẻ bất mãn, cơ hội, bọn phản động trong nước và một bộ phận công dân thờ ơ, vô cảm tiến hành gây rối, hoặc kêu gọi công dân không tham gia bầu cử. Mọi người hãy cảnh giác, bởi đó không đơn thuần là lý sự cùn của loài mặt người dạ thú, mà thực chất đây là hành vi chống phá của các thế lực thù địch không chỉ đối với ngày bầu cử (22/5/2016), mà còn tiếp tục xuyên tạc kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Lý sự cùn của loài mặt người dạ thú

  • 24 Tháng Năm, 2016 at 8:25 sáng
    Permalink

    Hùng à, quyền thì phải gắn liền với nghĩa vụ, không phải có quyền thì thích làm gì thì làm, không thích thì có thể khước từ. Đến ngay cả cái quyền cao nhất là nhân quyền – quyền con người cũng phải gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ làm người. Còn với loại người như ông, vô chính phủ, không Tổ quốc, bán rẻ lương tâm có lẽ thì chỉ hợp với cái “lý sự cùn” của ông thôi.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.