Nguyễn Huy Vũ – xuyên tạc Luật An ninh mạng
Sau khi Chủ tịch nước ký lệnh ban hành Luật An ninh mạng, lợi dụng vấn đề này, FB Nguyễn Huy Vũ đã đăng bài viết có tiêu đề: “Luật An ninh mạng: mở đường cho một cuộc trấn áp mới”. Thực chất, nội dung bài viết hoàn toàn xuyên tạc nội dung Luật An ninh mạng mà kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV vừa thông qua. Luận điệu của Nguyễn Huy Vũ là cực kỳ nguy hiểm, nhằm kích động nhân dân lên tiếng phản bác Luật An ninh mạng mà Chủ tịch nước vừa ký ban hành, tư tưởng thù địch của Y được thể hiện trên các nội dung sau:
Thứ nhất, Y cho rằng: “Luật An ninh mạng này là một công cụ góp phần củng cố và thắt chặt chế độ công an trị của Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các mặt của xã hội từ tầm mức cá nhân đến an ninh quốc phòng”. Việc Quốc hội Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng là tất yếu khách quan, nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm, bao gồm: Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng, làm nhục, vu khống, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, phòng chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng… Phòng chống các âm mưu, hành động tấn công mạng, khủng bố mạng, chiến tranh mạng cũng như phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, đấu tranh bảo vệ an ninh mạng… Luật này cũng yêu cầu doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ
Giải thích về vấn đề này, Cục trưởng Cục An ninh mạng (Bộ Công an) nhấn mạnh: “Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người dân có thể yên tâm buôn bán, kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng”, đồng thời khẳng định: “Luật An ninh mạng không hạn chế quyền tự do, dân chủ của người dân. Người dân sẽ được Nhà nước bảo hộ khi làm tất cả những việc không bị cấm quy chiếu ở 29 điều của Bộ Luật Hình sự hay những luật liên quan khác”.
Thứ hai, Nguyễn Huy Vũ xuyên tạc rằng: “Dưới áp lực của chính quyền Việt Nam, Facebook có vô số cách hợp tác dưới dạng “mềm” nhằm thực hiện khoanh vùng, hạn chế ảnh hưởng của các tài khoản, các trang mạng đang gây hại đến thanh danh và vị thế của Đảng Cộng sản”. Thực tế, trên thế giới hiện nay hầu hết các quốc gia đều ban hành Luật an ninh mạng, Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng, nhằm bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Làm rõ vấn đề này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, thời gian qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng bàn và yêu cầu xây dựng chặt chẽ luật An ninh mạng theo hướng bảo vệ quyền lợi của công dân, không cản trở lợi ích của người dân.
Theo luật sư Vũ Thái Hà – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng: “Luật An ninh mạng ra đời thực tế chỉ là sự hệ thống hóa, tập trung và nâng thành luật các quy định về quản lý an ninh mạng trước đây được ban hành và nằm rải rác tại nhiều quy định khác nhau. Luật An ninh mạng không có bất cứ quy định nào thiết lập sự cấm đoán hay cản trở công dân hoạt động trên không gian mạng nói chung hay mạng xã hội nói riêng. Tuy nhiên, Luật An ninh mạng liệt kê rất nhiều các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên mạng như: nhóm hành vi sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ kinh tế, danh dự, nhân phẩm của công dân; nhóm hành vi chống phá nhà nước, phá hoại đoàn kết dân tộc, gây mất uy tín của các cơ quan tổ chức; nhóm hành vi về tấn công mạng, khủng bố, gián điệp, tội phạm mạng; nhóm hành vi về chống lại hoạt động bảo vệ an ninh mạng”.
Như vậy, Luật An ninh mạng đã đề cập rất rõ về quyền tự do hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức trên không gian mạng và các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên mạng, nếu vi phạm, tùy theo mức độ khác nhau, sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Vì vậy, để hiểu biết và không vi phạm chúng ta cần nghiên cứu và nắm chắc Luật An ninh mạng, tuyệt nhiên không nghe theo những luận điệu xuyên tạc của Nguyễn Huy Vũ và các thế lực thù địch./.
Không gian mạng đã làm cho tầm mắt và trí tuệ của con người nhìn xa trông rộng hơn, biết nhiều thông tin hơn; sớm hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Nhưng nó cũng là môi trường sự reo rắc những thói hư, tật xấu; cách nhìn sai lệch về cuộc sống, sự tiêm nhiễm các quan điểm sai trái, phản động, các thông tin độc hại đối với nhiều người, nhất là một bộ phận giới trẻ vốn hiếu động, tò mò và ưa mốt mới. Luật an ninh mạng ra đời là cần thiết để tận dụng những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực cho sự phát triển của đất nước./.
Thật nực cười. Quốc gia mà không có biên giới thì sẽ như thế nào? mà có biên giới nhưng không có ai bảo vệ thì liệu nhân dân có được an toàn? Luật an ninh mạng thế giới họ có từ lâu, nước mình giờ mới có là còn chậm lắm rồi. Thật thiếu hiểu biết, những kẻ như Nguyễn Huy Vũ chẳng qua chỉ là kẻ thiển cận, phản động.
Luật an ninh mạng là cần thiết trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của mạng internet và các trang mạng xã hội. Hơn 100 quốc gia trên thế giới đã có luật an ninh mạng, đâu chỉ có ở Việt Nam!
Luật an ninh mạng là cần thiết, bài học ở Singapo lù lù ra đấy./.
Sự hàm hồ đáng trách của Nguyễn Huy Vũ
Tạo hành lang pháp lý minh bạch hơn sẽ góp phần phát huy những điểm tích cực của Internet, vừa hạn chế tối đa những mặt tiêu cực của nó đối với xã hội, nhận thức, tư tưởng, và lớn hơn là tới an ninh, chủ quyền quốc gia và lợi ích của người dân; không để mạng truyền thông xã hội bị các lực lượng chống đối lợi dụng trở thành công cụ thực hiện những mưu đồ xấu xa.
Trong những năm gần đây, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, khu vực. Do đó luật an ninh mạng là hết sức cần thiế hiện nay
Luật An ninh mạng không có bất cứ quy định nào thiết lập sự cấm đoán hay cản trở công dân hoạt động trên không gian mạng nói chung hay mạng xã hội nói riêng.