Nguyên Thạch – một kẻ thù dai nhớ lâu

Mới đây, Nguyên Thạch lại tung lên mạng bài viết: Que sera, sera – Cái gì đến, sẽ đến” đăng trên trang “Danlambao”. Bài viết thể hiện bản chất xảo trá và phản động của Nguyên Thạch nhằm mục đích phủ định Chủ nghĩa Mác – Lênin, bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những luận điệu xảo trá của Nguyên Thạch không thể xuyên tạc được sự thật. Những sự thật đó là:

1. Chủ Nghĩa Mác – Lênin không hề bị lỗi thời lạc hậu. Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến biết bao sự đổi thay, nhưng học thuyết mang tên nhà sáng lập C.Mác, Ph.Ănghen vẫn luôn tồn tại và không ngừng phát triển. Phép biện chứng duy vật là tinh hoa của trí tuệ nhân loại được C.Mác và Ph.Ăngghen đúc kết và V.I.Lênin phát triển trên cơ sở những thành tựu cao nhất của triết học, của khoa học hiện đại và thực tiễn xã hội. Những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật và những phương pháp luận cơ bản của nó mang tính phổ quát. Chúng bao quát, tác động, chi phối cả giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người ở mọi nơi và trong mọi giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật trở thành thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Gần 2 thế kỷ đã qua, kể từ khi phép biện chứng duy vật ra đời cho đến nay, nhân loại đã chứng kiến những biến đổi lớn lao trong khoa học cũng như trong đời sống xã hội. Những thành tựu của khoa học và công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ Nanô,…) không chỉ đóng vai trò trọng yếu trong nền sản xuất xã hội, mà còn tác động trực tiếp đến con người, làm biến đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói, trong thời đại ngày nay, khoa học, về thực chất, đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như dự báo của C.Mác cách đây một thế kỷ rưỡi. Theo dự báo của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong những thập niên tới, khoa học tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sẽ có những phát minh kỳ diệu, những ứng dụng rộng rãi nhờ những biến đổi mang tính cách mạng trong 5 lĩnh vực lớn: thế giới ảo (Cyber), công nghệ gen (Genomique), công nghệ phỏng sinh học (Bionique), công nghệ Nanô (Nanotechnologie) và thế giới lượng tử (Quantique). Điều đó sẽ thúc đẩy năng suất lao động tăng lên vượt bậc. Như vậy, có thể nói, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ càng chứng minh tính đúng đắn của phép biện chứng duy vật.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử – một trong hai phát kiến vĩ đại của C.Mác là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội hiện đại. Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đã có những biến đổi to lớn và đáng “kinh ngạc nhưng tất cả những sự biến đổi đó không mâu thuẫn và “xung đột” với những nguyên lý và quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của nhận thức và cải tạo xã hội.

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ mới. Mặc dù chủ nghĩa xã hội đang gặp không ít khó khăn, nhưng đó chỉ là những khó khăn nhất thời. Các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế nhất định sẽ đoàn kết lại, tích cực đổi mới, tìm ra con đường đúng đắn cho bước phát triển mới. Lý tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về một xã hội không có người bóc lột người vẫn có sức mạnh chinh phục lòng người, hàng tỷ người dân trên trái đất vẫn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm ngọn cờ tư tưởng của mình và hướng về nó với một niềm tin mãnh liệt. Để xem xét và giải quyết những vấn đề phức tạp mà thời đại đang đặt ra về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, chiến tranh, hoà bình… không thể không dựa vào chủ nghĩa Mác – Lênin, mà hạt nhân là phép biện chứng Mácxít. Điều đó nói lên rằng, ngày nay chủ nghĩa Mác – Lênin không hề bị lỗi thời như Nguyên Thạch xuyên tạc.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha già kính yêu, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới đã được mọi người dân nước Việt suy tôn và nhân loại tiến bộ vinh danh, ca ngợi. Tổ chức UNESCO khóa 24-1987 đã ra Nghị quyết 24C/18.56 vinh danh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất. Năm 2000, sử gia William J. Duiker xuất bản cuốn “Ho Chi Minh, A Life”, có viết: Khi tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu đưa ra nhận xét về Ông, Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai ngàn bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi Ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Các nước chủ nghĩa xã hội tổ chức trang trọng lễ truy điệu và coi Chủ tịch Hồ Chí Minh là “người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế”. Các nước trung lập cũng nhận xét và ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bảo vệ những người bị áp bức, có một tấm lòng bao la với nhân loại cần lao. Ngay giữa lòng thủ đô nước Pháp, Người lại được nhân loại tôn vinh trên bức tường “Những người làm nên thế kỷ XX”…

Đối với người dân Việt Nam, hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được khắc sâu trong lịch sử dân tộc và trong lòng người dân đất Việt. Người đã làm rạng danh non sông đất nước ta, một đời vì nước, vì dân.. Cho đến bây giờ, trong mỗi con tim, khối óc người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, mọi tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo vẫn luôn ghi nhớ công lao trời biển của Bác. Chính vì thế, nhiều gia đình ngoài thờ cúng tổ tiên còn thờ ảnh Bác. Tất cả điều đó đã thể hiện sự tôn kính, cảm phục, đánh giá khách quan, sự ghi nhận và vinh danh xứng đáng đối với sự hiến trọn cuộc đời cho dân tộc của Người. Tất cả những điều đó đã phản bác lại những lời xuyên tạc dơ bẩn của các thế lực thù địch khi nói về Người. Tuy nhiên, càng tìm cách bôi xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng càng lộ rõ chân tướng và bộ mặt xấu xa của chúng và sự bất lực, tuyệt vọng của chúng. Nhân dân Việt Nam không bao giờ đồng tình, nghe theo những lời lẽ của những kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất trung, phản động đó./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

3 thoughts on “Nguyên Thạch – một kẻ thù dai nhớ lâu

  • 14 Tháng Tám, 2017 at 9:50 sáng
    Permalink

    Nguyên Thạch chỉ là kẻ mơ hồ, với nhận thức ‘ếch ngồi đáy giếng”, những bài viết của y đã lộ rõ bộ mặt phản quốc nhơ bẩn

    Reply
  • 15 Tháng Tám, 2017 at 12:05 sáng
    Permalink

    khoa học là ý thức xã hội có trước, lực lượng sản xuất là tồn tại xã hội có sau; việc đó nói lên điều gì?
    tinh thần là nội dung, thể xác là hình thức. nội dung có trước sinh ra và quyết định hình thức. vậy tinh thần có trước sinh ra và quyết định thể xác hay tâm quyết định vật, vật phục vụ tâm.việc đó nói lên điều gì?

    Reply
  • 10 Tháng Chín, 2018 at 8:02 sáng
    Permalink

    Với những luận điệu phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin và bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên Thạch thật xứng đáng là kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất trung, phản động.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.