Những luận điệu xuyên tạc về dự thảo Luật đặc khu kinh tế của Thường Sơn
Trong thời gian gần đây, lợi dụng những sự kiện chính trị – xã hội của đất nước và những dự luật chưa được Đảng, Nhà nước thông qua các phần tử phản động thi nhau ngóc đầu dậy tung ra những chiêu trò khác nhau để tỏ vẻ quan tâm của mình đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc, tiêu biểu trong số đó là Thường Sơn với bài viết Vì sao “Luật bán nước” bị đình chỉ vô thời hạn? đăng trên trang Việt Nam thời báo. Nội dung bài viết không có gì mới ngoài những luận điệu xuyên tạc, chì triết quan điểm, đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, quy kết, đỗ lỗi cho các cơ quan, chức năng đã không xin ý kiến của cử chi để thảo luận, xem xét về dự thảo luật Đặc khu kinh tế.
Trước hết, tác giả bài viết cho rằng, Luật đặc khu giờ đây lại giống hệt số phận của Luật Biểu tình và Luật về Hội – hai dự luật thiết thân quyền dân nhưng đã bị đảng và nhà nước ta quay lưng biệt tích kể từ Hiến pháp năm 1992 đến nay. Đây là luận điệu phản động, hoàn toàn sai trái không đúng với thực tiễn đang diễn ra. Bởi những dự luật nêu trên vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, tìm hiểu, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, chứ không phải là sự đình chỉ vô thời hạn. Hơn nữa những dự luật nêu trên có nhiều vấn đề mới về nội dung, hình thức và liên quan đến nhiều tổ chức, lực lượng khác nhau cần có thời gian để xin ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, luật sư phân tích ở nhiều góc độ, khía cạnh để bảo đảm sự hợp tình, hợp lý vừa trên cơ sở khai thác được tối đa những tiềm năng, lợi thế của đất nước đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, bền vững vừa đảm bảo được lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc là giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Đối với dự thảo Luật Đặc khu kinh tế thì việc xây dựng đặc khu là nhằm tạo đà phát triển kinh tế và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế đa phương hoá, đa dạng hoá với nhiều quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ trên thế giới. Thực tiễn cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng đặc khu kinh tế cho quốc gia mình như: Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Trung Quốc; đặc khu kinh tế ở Singapore; đặc khu kinh tế ở các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất; đặc khu kinh tế Incheon ở Hàn Quốc… Những đặc khu kinh tế này đã trở thành mũi nhọn, góp phần tăng trưởng và phát triển triển kinh tế của quốc gia. Do đó, việc xây dựng đặc khu kinh tế là thể hiện mục tiêu đúng đắn và tạo sự đột phá để phát triển kinh tế ở Việt Nam, điều này phù hợp với sự phát triển chung trong tình hình hợp tác kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Do đó việc tuyên truyền với lời lẽ vô căn cứ, đặt điều và bóp méo sự thật của các phần tử phản động cho rằng: Cho thuê đất 99 năm chẳng khác nào bán đất cho Trung Quốc, làm cho người Trung Quốc di cư ồ ạt vào Việt Nam, hoặc biến Việt Nam thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của rác từ Trung Quốc đổ vào chỉ là lời lẽ kích động của các tổ chức phản động và các đối tượng xấu để làm người dân hiểu sai lệch về vấn đề, từ đó làm cho người dân có phản ứng và hành động quá khích.
Thứ hai, Đảng, Nhà nước ta luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến đóng góp đầy tâm huyết, trách nhiệm của đông đảo người dân thuộc các giai cấp, thành phần trong xã hội
Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân là một chủ trương chiến lược, một vấn đề cơ bản trong đường lối của Đảng ta. Chính vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn tôn trọng và lắng nghe những ý kiến đóng góp của nhân dân, tạo thành những đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, gắn kết chặt chẽ giữa ý Đảng – lòng dân trong một chỉnh thể thống nhất về tư tưởng và hành động cách mạng. Khi đưa ra dự thảo quy định cho nhà đầu tư thuê đất lên đến thời hạn 99 năm trong Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Chính phủ mong muốn tạo ra một ưu đãi nổi trội, đủ sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn làm ăn lâu dài tại khu vực này. Tuy nhiên, trong nội dung dự thảo của luật vẫn còn một số băn khoăn, do dự cần có sự tính toán đầy đủ, kỹ lưỡng. Vì vậy, Chính phủ đã thống nhất Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV, và đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Điều này chứng minh rằng các cơ quan hành pháp, lập pháp ở nước ta không chỉ quán triệt, thực hiện đúng phương châm “lấy dân làm gốc” trong suốt quá trình hoạt động của mình, mà còn thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Hồ Chí Minh “Điều gì có lợi cho dân thì hết sức làm. Điều gì có hại cho dân thì hết sức tránh”.Hơn thế nữa, với những người ưu tú đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, cùng những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, Quốc hội sẽ đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Dựng xây, kiến thiết đất nước là mong muốn, khát vọng của đông đảo người dân Việt Nam, không những thể hiện quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với đất nước mà đó còn là tình yêu với quê hương đất nước mình. Nhưng sự quan tâm, tình yêu đối với đất nước chỉ thật sự có ý nghĩa khi người dân tham gia phản biện, đóng góp ý kiến cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, thái độ chuẩn mực, động cơ lành mạnh và hướng đến những mục tiêu chung, lợi ích chung của quôc gia dân tộc. Có như vậy, mới tạo được sự đồng thuận, gắn bó lâu dài, bền vững giữa Đảng với nhân dân để thực hiện có hiệu quả mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh.
Mọi người cần tin tưởng vào những quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc thông qua các dự án luật, trong đó có luật đặc khu!
Dựng xây, kiến thiết đất nước là mong muốn, khát vọng của đông đảo người dân Việt Nam, không những thể hiện quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với đất nước mà đó còn là tình yêu với quê hương đất nước mình
Luật đặc khu sẽ sớm được Quốc Hội thông qua vì nó phản ánh yêu cầu cấp thiết của công cuộc CNHHĐH đất nước trong tình hình mới!. Việc hoãn thông qua Luật này chỉ để Quốc Hội nghiên cứu và tiếp thu, điều chỉnh cho phù hợp với “Ý Đảng, lòng dân” và quy luật phát triển đặc khu hiện nay!.
Trước hết, cần khẳng định chủ trương của Ðảng, Nhà nước về xây dựng đặc khu kinh tế là vì lợi ích của quốc gia, dân tộc Việt Nam chứ không phải cho riêng Ðảng Cộng sản Việt Nam hay là cái cớ để “lãnh đạo Ðảng, Nhà nước bán đất” như các thế lực thù địch, phản động đang xuyên tạc.
Mọi sự xuyên tạc, bịa đặt của Thường Sơn về dự thảo Luật đặc khu kinh tế hoàn toàn là sai trái. Mọi người cần cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc của Thường Sơn.
Chỉ có kẻ thù khi thấy chúng ta có chính sách đúng đắn, khi thấy chúng ta có sự tiến bộ thì bọn chúng sẽ ra sức chống phá. Chỉ có kẻ thù luôn luôn mong muốn chúng ta yếu kém và nghèo hèn. Tóm lại, kẻ thù của chúng ta là giặc nội – ngoại xâm.
Tôi rất tâm đắc bài viết của tác giả, nhất là đoạn: “Dựng xây, kiến thiết đất nước là mong muốn, khát vọng của đông đảo người dân Việt Nam, không những thể hiện quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với đất nước mà đó còn là tình yêu với quê hương đất nước mình. Nhưng sự quan tâm, tình yêu đối với đất nước chỉ thật sự có ý nghĩa khi người dân tham gia phản biện, đóng góp ý kiến cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, thái độ chuẩn mực, động cơ lành mạnh và hướng đến những mục tiêu chung, lợi ích chung của quôc gia dân tộc. Có như vậy, mới tạo được sự đồng thuận, gắn bó lâu dài, bền vững giữa Đảng với nhân dân để thực hiện có hiệu quả mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh”.