Những thủ đoạn vu cáo, bịa đặt của Vũ Mạnh Hùng
Lợi dụng thời điểm nhân dân Việt Nam dân chủ lựa chọn những đại biểu xứng đáng bầu vào Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp, một số người đã tung lên trang mạng xã hội những bài viết phản ánh trái ngược bản chất vấn đề bầu cử ở Việt Nam, gây bức xúc trong công luận. Ngày 11- 05-2016, Vũ Mạnh Hùng đã tung lên mạng bài viết “Nhớ lại cuộc bầu cử quốc hội khóa XIII – Những trăn trở về cách thức bầu cử quốc hội khóa XIV”.
Trong xã hội Việt Nam đương đại, chắc nhiều người không lạ gì khi nhắc đến cái tên Vũ Mạnh Hùng – tác giả của nhiều bài viết, video clip mang tính ngụy xảo, công kích nói xấu Đảng và Chính quyền Việt Nam. Bài viết lần này của Vũ Mạnh Hùng cũng không ngoài mục đích ấy, nhưng đã có sự “gia cố ” hơn về cả văn từ, lối diễn đạt phù hợp với dạng văn “cảm nghĩ”, “trăn trở” mà chính ông “giàn dựng”. Những ai ít quan tâm, hoặc không có điều kiện quan tâm đến các vấn đề chính trị thời cuộc, nếu chỉ đọc qua loa, đọc không hết, không kỹ nội dung, sẽ lầm tưởng “trăn trở” của Vũ Mạnh Hùng trong bài viết trên là sự thật, có lòng tâm huyết với đất nước. Nhưng bản chất bài viết của Vũ Mạnh Hùng lại không như vậy.
Trong “kịch bản”bài viết, Vũ Mạnh Hùng “nhớ lại” lời của trưởng phòng tổ chức nhà trường: Sáng CN anh mặc quần áo chỉnh tề đi bầu cử sớm cho mát nhé. Rồi “vặn vẹo” trưởng phòng đủ thứ, nào là: Thử hỏi, tôi đi bầu cử trong khi tôi không hề biết, không được gặp đại biểu không được biết tham luận, chương trình hành động của đại biểu, không được chất vấn các đại biểu… Nếu tôi đi có ai đó bảo tôi thuộc dạng mất trí, anh nghĩ sao?. Anh không hề biết tí gì về những ứng cứ viên đảng cử ngoài chích ngang và ảnh, anh vẫn đi bầu thì anh có khác gì Robot, vậy mà còn lôi kéo tôi đi làm cái chuyện vô bổ ấy. Với lập luận ngụy xảo trắng trợn, Vũ Mạnh Hùng võ đoán rằng: Tôi khẳng định bao nhiêu năm dưới sự cai trị của đảng, cái quốc hội đảng dựng ra chưa bao giờ là của dân, nó cũng chưa bao giờ là cơ quan quyền lực cao nhất của dân. Trắng trợn hơn thế, để gây lòng tin với đọc giả, Vũ Mạnh Hùng còn “bịa” ra lời của những cán bộ từng giữ vị trí Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam (Nguyễn Hữu Thọ, Lê Quang Đạo, Nguyễn Văn An), rồi mượn lời đó để bôi danh, bội nhọ bản chất tốt đẹp trong cuộc bầu cử Quốc hội trước đây.
Để đạt được mục đích, trong đoạn văn kế tiếp: Những trăn trở về cách thức bầu cử quốc hội khóa XIV, Vũ Mạnh Hùng càng trắng trợn hơn khi quy chụp cho Đảng: dùng mọi thủ đoạn dơ bỉ, quy chụp rồi đấu tố một cách trắng trợn để triệt hạ những ai tự ứng cử… Trong khi các “đại biểu” tái đảng cử ngoài những khuôn mặt quen thuộc đã từng và đang nắm vị trí quyền lực cao nhất nhà nước vô tâm, vô cảm, vô trách nhiệm trước bao oan khuất chồng chất của dân. Bất chấp sự thật về mọi cố gắng của Đảng, Nhà nước trong khắc phục thảm họa hạn mặn, cá chết ở miền Trung Việt Nam, Vũ Mạnh Hùng phê phán: Thật không còn gì để mà nói, khi “đại biểu” tái đảng cử nắm giữ những chức vụ cao nhất, quyền lực nhất hoàn toàn im lặng trước thảm họa môi trường kinh hoàng đang diễn ra. Trong khi những người dân có trách nhiệm đối với môi trường sống chung, đau xót trước những thiệt hại đã và đang xảy ra trực tiếp đối với ngư dân các tỉnh miền trung tổ chức xuống đường biểu tình, bày tỏ yêu cầu chính đáng của mình thì bị đảng cho công cụ đàn áp, bắt bớ, đánh đập một cách dã nam v.v.. Cuối bài viết, Vũ Mạnh Hùng đã chụp mũ, quy kết: Tất cả nguyên nhân sâu xa của sự bất công, bất hạnh, oan trái chồng chất đang tồn tại của người dân do hệ thống quyền lực gây ra; kêu gọi nhân dân đồng lòng bất hợp tác, tranh đấu để thay đổi hệ thống quyền lực ở Việt Nam.
Trong thời đại văn minh, Luật bầu cử Quốc hội là văn bản pháp lý được nhiều quốc gia dân tộc coi trọng. Trong từng quốc gia dân tộc, do các yếu tố chi phối, tác động (đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh), nên nội dung của Luật bầu cử Quốc hội cũng mang nét riêng. Về điểm chung ở các quốc gia văn minh, mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức trong ứng cử, đề cử, bầu cử đều lấy luật pháp làm cơ sở, và phải thực hiện đúng quy định của luật pháp hiện hành. Đảng (tổ chức) nào nắm quyền lãnh đạo nhà nước thì Đảng đó sẽ lãnh đạo hoạt động bầu cử trong nước đó. Việt Nam là một quốc gia dân tộc cùng có điểm chung đó.
Từ cuối năm 1945 đến nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chiến lược, xứng đáng là “của dân, do dân, vì dân”. Cùng với lãnh đạo công cuộc cách mạng, Đảng luôn coi nhiệm vụ xây dựng pháp luật bầu cử là vấn đề hệ trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước. Suốt hơn 70 năm qua kể từ khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945), pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội không ngừng được bổ sung, hoàn thiện; nhiều cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam được diễn ra theo đúng nguyên tắc (phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín), đúng trình tự pháp lý, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Thực tế cho thấy, từ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chất lượng bầu cử Quốc hội không ngừng phát triển, thể hiện không chỉ ở số lượng đông đảo cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu, mà cao hơn thế là đa số cử tri nhận thức đúng giá trị của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, xác định đúng trách nhiệm trong ứng cử, đề cử, bầu cử đại biểu.
Trong những lần lãnh đạo bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ tự cho mình cái quyền đứng trên, đứng ngoài luật pháp, hay tự cho mình cái quyền “ra lệnh”, hoặc “ép” nhân dân phải bầu như người đại biểu do Đảng giới thiệu, cho dù đại biểu mà Đảng giới thiệu có chất lượng cao. Trong giới thiệu đại biểu, chủ trương nhất quán của Đảng là lãnh đạo toàn dân phát hiện giới thiệu những người có đủ “đức, tài” theo tiêu chuẩn được luật pháp quy định, tham gia ứng cử, đề cử đại biểu Quốc hội khóa mới; thực hiện bình đẳng về danh sách đại biểu do Đảng, Nhà nước, nhân dân giới thiệu, không có sự phân biệt đối xử. Đại biểu được giới thiệu bầu vào Quốc hội phải qua các lần dân chủ hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thông tin về danh sách đại biểu bầu cử, tóm tắt sơ yếu lý lịch của từng ứng viên đại biểu Quốc hội được đơn vị bầu cử sở tại niêm yết công khai sớm, kể cả trên nhiều phương tiện truyền thông. Tất cả những vấn đề đó đã và đang được thực hiện nghiêm túc trong các điểm bầu cử khắp cả nước, chứ không phải che đậy, bưng bít như luận điệu xuyên tạc của Vũ Mạnh Hùng.
Cũng phải thấy rằng, trong đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số cán bộ yếu kém cả về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực. Số cán bộ yếu kém này tuy ít, nhưng là những “con sâu” đang làm “rầu” nồi canh. Quá trình lãnh đạo các cuộc bầu cử, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tỏ thái độ kiên quyết, không dung túng, bao che đối với những cán bộ, đảng viên, tổ chức có biểu hiện vi phạm khuyết điểm trong công tác, trong hoạt động bầu cử; yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải vào cuộc quyết liệt, kiên quyết chấn chỉnh xử lý theo pháp luật những sai phạm. Bên cạnh lãnh đạo hoạt động bầu cử, suốt thời gian qua, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo giải quyết các vấn đề nóng: hạn mặn diễn biến nghiêm trọng ở phía nam đất nước; tình trạng cá chết, ô nhiễm môi trường và đời sống khó khăn của ngư dân miền Trung v.v.. chứ không như Vũ Mạnh Hùng vu cáo: Mới đây cá chết la liệt ở vùng biển Hà tĩnh và dọc miền trung, nay đã lan ra Thanh Hóa, Thái bình và không biết sẽ đến đâu nữa, nước biển bị nhiễm độc nặng. Các “đại biểu” tái đảng cử này vẫn lặng thinh, không vị nào lên tiếng, trực tiếp đến thăm hỏi người dân.
Độc giả đã đọc bài viết trước, rồi đến bài viết này của Vũ Mạnh Hùng, chắc sẽ có cùng suy nghĩ giống tôi: nếu Vũ Mạnh Hùng thực sự là người đang có cái tâm “trăn trở” với bầu cử – người có tấm lòng yêu nước, lương thiện, thì sẽ không có chuyện viết bài bịa đặt, xuyên tạc hiện thực bầu cử đại biểu Quốc hội, bôi nhọ thanh danh, uy tín, phủ nhận vai trò to lớn của Đảng, Nhà nước, đội ngũ cán bộ, kêu gọi mọi người dân Việt Nam không hợp tác bầu cử, đấu tranh chống lại, tiến tới xóa bỏ hệ thống quyền lực ở Việt Nam. Những bài viết, và video clip mà Vũ Mạnh Hùng đã tung lên trang mạng càng lộ rõ chân tướng của con người này. Đông đảo con dân “nước Việt” đều có chung mong muốn được sống trong xã hội văn minh, giàu lòng nhân văn, nhân ái; sẽ không chấp nhận những kẻ “bất nhân”, nhận những đồng tiền “nhơ bẩn” của lực lượng phản động để phá hoại chế độ dân chủ, cuộc sống bình yên ở Việt Nam. Những bài viết chứa đựng mục đích xấu xa phản động của Vũ Mạnh Hùng không thể tha thứ, cần kiên quyết đấu tranh vạch trần bản chất trước công luận./.
Tay Vũ Mạnh Hùng tôi nhớ không nhầm cũng là một tri thức, một giáo viên. Eo ôi, thật ghê tởm. Có lẽ cũng lại bị bọn phản động dúi cho ít tiền lẻ để sủa càn cắn bậy đây mà.