Võ đoán vô căn cứ của kẻ lạc loài
Nhân đọc bài viết “Anh hùng gian trá” của FB Luân Lê trên trang mạng xã hội, ngày 8/4/2018. Bài viết đã lấy một số sự việc xảy ra ở Việt Nam, trong đó có vấn đề giáo dục, để đưa ra những nhận định lệch lạc sai trái là: “hệ thống giáo dục như một mớ bòng bong không thể nào kiểm soát được”.
Chúng ta, ai cũng có thể nhận ra rằng, việc “vơ đũa cả nắm” của Luân Lê nằm trong mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch nhằm bôi nhọ chủ trương, đường lối giáo dục ở Việt Nam hiện nay, qua đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác quản lý của Nhà nước ta đối với xã hội. Thực tiễn nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay luôn bác bỏ những luận điệu võ đoán, vô căn cứ của Luân Lê.
Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam khẳng định vai trò của giáo dục đối với phát triển đất nước. Ngay từ ngày khai trường (9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng giáo dục và căn dặn học sinh rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Từ đó đến nay Đảng, Nhà nước ta ngày càng coi trọng giáo dục, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Thứ hai, những thành tựu nổi bật trong nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay là không thể phủ nhận. Thực tế nền giáo dục nước ta có nhiều thành tựu nổi bật, trong đó đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo ngày càng tăng. Đã hoàn thành mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), năm 2010 phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa.
Việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên nói chung được chú trọng đặc biệt, những chính sách đãi ngộ đối với giáo viên đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các bậc học trong những năm gần đây. Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong giáo dục; hệ thống các trường phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng. Tiếp tục bồi dưỡng nội dung chuẩn nghề nghiệp, quy chế chuyên môn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ, đặc biệt ý thức trách nhiệm thực hiện qui định của pháp luật, lương tâm nghề nghiệp trong công tác quản lý, nhất là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của các chủ trường, chủ nhóm, lớp và đội ngũ giáo viên, nhân viên làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh. Các trường đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, đạt tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, Việt Nam cũng không né tránh một số sai sót trong giáo dục. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế, khuyết điểm. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam không né tránh, kiên quyết khắc phục, chấn chỉnh những yếu kém trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là, kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có liên quan tới các vụ việc vi phạm an toàn của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; chấn chỉnh sai phạm ở tất cả các cấp học, bậc học nhất là ở các cơ sở giáo dục mầm non, các vi phạm của giáo viên trái với phẩm chất, đạo đức nhà giáo; chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn, công bằng trong giáo dục; tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát theo phân cấp quản lý.
Những minh chứng trên về thành tựu giáo dục của nước nhà đã bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Luân Lê. Thiết nghĩ, mỗi cư dân mạng cần cảnh giác với những lời đồn thổi, thêu dệt như chiêu trò của Luân Lê.
Luân Lê đúng là kẻ có mắt như mù, có tai như điếc, có mồm những lại nói lung tung, “ngậm máu phun người”. Các sự việc mà Y đưa ra trong bài viết của mình là hoàn toàn sai trái, xuyên tạc tình hình đất nước Việt Nám một các trắng trợn, vô căn cứ. Bài viết của Người Dân Việt phần nào lột tả rõ bản chất phản động của Y.
Không thể phủ nhận những thành tích của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước. Những thành tựu, kết quả quan trọng của giáo dục bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.