“Nước mắt” của ông Tô Hải

Đọc bài viết “Vì sao mình không thể vui được khi những ngày 19/12-22/12 mỗi năm lại đến?” của tác giả Tô Hải đăng trên danlambaovn.blogspot.com, tôi thiết nghĩ bài viết của ông Tô Hải không hẳn chỉ nhằm vào mục đích ấy mà nội dung chủ yếu của bài viết lái sang hướng khác, mượn cớ bàn về cuộc chiến đấu của đồng đội ông đã ngã xuống trước ngày Toàn quốc kháng chiến để phỉ báng, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cũng như truyền thống đấu tranh cách mạng.

Vì tự cảm thấy không đủ lý lẽ để biện bạch, làm “tường minh” được cái vỏ bọc của một ý đồ đen tối của mình nhằm đánh lừa độc giả, ông Tô Hải đã dùng ngón bài quen thuộc là tung hỏa mù bằng cách mượn lời và danh tiếng của người khác để bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước “một bộ phận cầm quyền chóp bu đặt lợi ích của chúng”… “lên trên Tổ quốc và dân tộc”… Đây là một thủ đoạn nhằm gieo rắc tâm lý hoài nghi, kích động, tạo nên sự phản ứng trong xã hội đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Chiêu bài này của ông Tô Hải, về mặt phương pháp có vẻ như là thể hiện thái độ “khách quan” trong nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử cũng như về tình hình hiện nay của đất nước, nhưng “gậy ông đập lưng ông” bởi điều đó trước hết thể hiện sự non kém, sự thiếu tự tin của ông trong việc đưa ra những lý lẻ đủ sức thuyết phục người khác trong thực hiện mưu mô xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử cũng như hiện thực của tình hình hiện nay. Ông là người đã ở tuổi 90, là “nhân chứng sống” trong nhiều thập kỷ sao ông lại không thể đưa ra được những chứng kiến của mình về những điều ông quan tâm, nhất là khi bôi nhọ cán bộ của Đảng, của Nhà nước mà lại phải núp dưới bóng người này, người nọ.

Sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam như ông đã từng chứng kiến trong hơn 70 năm qua – kể từ Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay là vô cùng phong phú, sinh động. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược diễn ra vô cùng khốc liệt, sự đổ máu, hy sinh của quân, dân ta là rất lớn. Trong đó, có không ít cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang cũng như cán bộ các ngành, các cấp của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và đồng bào ta đã anh dũng hy sinh … nhưng đến nay vẫn chưa được ghi danh, chiến tích. Điều đó, Đảng, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong hoạch định chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện các chính sách đối với người có công, trong đó có nội dung quan trọng là nghiên cứu các sự kiện liên quan đến tập thể, cá nhân trong tham gia hoạt động cách mạng. Đến nay, phải khẳng định rằng hàng loạt vấn đề tồn đọng của thời kỳ kháng chiến chống xâm lược đã được các cấp, các ngành nỗ lực giải quyết và đạt kết quả rất khả quan, rõ nét. Đó là điều không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, chưa thể nói là đã giải quyết được hết mọi vấn đề đặt ra. Dạng sự kiện, tập thể, cá nhân chiến đấu dũng cảm, hy sinh tính mạng, xương máu như ông Tô Hải nêu trong bài viết theo tôi, nó nằm trong số vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ. Điều đó cần phải có những căn cứ xác thực, có trình tự, sự phân cấp cho các chủ thể tương ứng phạm vi quyền hạn tiến hành nghiên cứu một cách thận trọng, chặt chẽ và theo những trình tự nhất định, đúng luật pháp, chứ không thể theo ý chí, mong muốn chủ quan của một nhân chứng nào đó. Và nếu ông và những người khác thật tâm với chiến công, xương máu của tập thể, của những người đã ngã xuống thì hãy bình tĩnh cung cấp những căn cứ cho tổ chức, cho các nhà chức trách có thẩm quyền, các nhà khoa học chuyên ngành có khả năng nghiên cứu, thẩm định để làm rõ vấn đề.

Ông đã nhầm đáng tiếc khi cho rằng những nhân chứng sống khi đã qua đời thì những sự kiện như ông nói sẽ đi vào quên lãng. Nếu theo cách suy nghĩ như ông thì việc tái hiện lịch sử chỉ bằng nhân chứng lịch sử không thôi thì làm sao loài người hôm nay có thể hiểu được lịch sử một cách cơ bản từ khi xã hội loài người hình thành đến nay thưa ông.  Theo cách lập luận của ông về nhân chứng lịch sử thì người ta cũng có thể nghĩ rằng, những sự kiện lịch sử mà ông cho là mình đã chứng kiến biết đâu cũng chỉ là “thính chứng”, vậy thì ai chứng dám cho “nhân chứng” này đây?… Người ta cũng có thể phát vấn rằng, chính ông đang nhỏ những giọt “nước mắt” phản trắc,  “thắp” những nén hương vô hồn, vô cảm trên chính xương máu, tâm linh của những người anh hùng có danh và vô danh đã khuất. Vì thế, tôi muốn nói với ông Tô Hải rằng, nếu xương máu của những người dân đất Việt ngã xuống vì sự nghiệp chung của dân tộc – những anh hùng, liệt sĩ vô danh – chỉ là cái cớ để ông trút lên đó tâm trạng bức xúc mang tính cá nhân thấp hèn, phê phán một cách vô căn cứ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phê phán cả những người mà ông cho là không thể làm “nhân chứng” lịch sử của sự kiện ông đề cập ngoại trừ ông ra thì ông đã lầm to, đi sai đường rồi đấy./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

2 thoughts on ““Nước mắt” của ông Tô Hải

  • 21 Tháng Ba, 2017 at 7:10 sáng
    Permalink

    Lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam là những trang hào hùng, đầy hy sinh, gian khổ. Có cuộc sông tươi đẹp hôm nay, mỗi người dân Việt Nam phải luôn ghi nhớ điều đó. Những lời lẽ vô căn cứ của Tô Hải muốn “xét lại”, bôi nhọ, phủ nhận lịch sử là không thể chấp nhận được.

    Reply
  • 11 Tháng Năm, 2017 at 2:23 chiều
    Permalink

    Nước mắt của Tô như nước giải đàn bà, chấp gì gã điên khùng u mê, tăm tối đó. Thằng già này không ngang tầm con người, hắn là con…kẻ tráo trở đĩ thỏa này sẽ không có kết cục tốt đẹp. Thân phận của gã sẽ bị đám cùng hội, cùng thuyền lãng quên…
    “Sè sè nắm đất bên đàng
    Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh”

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.