Phía sau “lời kêu gọi” trưng cầu dân ý của Đặng Đình Mạnh là bánh vẽ không nhân
Sau những thất bại ê chề của các “chiến dịch” chống phá Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; Xuống đường vì môi trường; Tự ứng cử và tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa XIV, những “nhà dân chủ” chuyên kiếm sống bằng “nghề” chống phá Đảng, Nhà nước lại tập hợp nhau dưới một kịch bản mới: “Chiến dịch trưng cầu dân ý năm 2020”. Nằm trong “chương trình” chung của một “chiến dịch dài hơi”, nhà “dân chủ” Đặng Đình Mạnh – mang danh luật sư, đã cho phát tán bài viết: Khả năng tu chính điều 4 Hiến pháp bằng trưng cầu dân ý “kêu gọi” trưng cầu dân ý 2 “vấn đề” ở Việt Nam là: “1) Tu chính điều 4 của hiến pháp; 2) Chấp nhận khả năng tham gia một liên minh quân sự để nâng cao năng lực quốc phòng”. Theo nhà “dân chủ” Đặng Đình Mạnh: “Đối với hai vấn đề vừa nêu trên thì chủ trương hiện có đều là ý chí của Đảng Cộng sản chứ không phải hoàn toàn là ý chí của người dân”. Tưởng rằng với bao năm “dùi mài kinh sử”, được “gắn mác” luật sư, nhà “dân chủ” này có những đề xuất hữu ích cho dân, cho nước. Ngờ đâu, y vẫn đi theo vào “lối mòn” của những luận điệu cũ rích mà đám “dân chủ” đã cố sức “ca hoài không chán”, với mục đích “kiếm cơm” và mưu đồ chính trị đen tối.
Thứ nhất, việc nhân dân ta tin tưởng vào Đảng Cộng sản khẳng định sự lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là một việc làm đúng đắn và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, thể hiện ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam yêu nước, yêu hòa bình. Quy định về Đảng trong Hiến pháp nhằm khẳng định tính pháp lý của Đảng trong việc lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, đồng thời là cơ sở ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với Đảng. Quy định này của Hiến pháp không chỉ xác định vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn thể hiện trách nhiệm của Đảng đối với đất nước, với nhân dân; Đảng phải luôn trung thành với lợi ích của giai cấp, của dân tộc, phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phụng sự nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Thực tiễn quá trình lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp cho thấy, tuyệt đại đa số ý kiến nhất trí với Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về việc tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Những điều hiển nhiên đó, một người dân Việt Nam bình thường cũng hiểu. Tại sao một người “có học” như Đặng Đình Mạnh lại cố tình không hiểu? Phải chăng “ảo vọng” chính trị xấu xa đã làm mờ mắt “vị luật sư”, khiến y không thể nhìn thấu “sự đời”!?
Thứ hai, Việt Nam không cần đến một “liên minh quân sự” để tăng cường khả năng quốc phòng, bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. Bởi, việc tìm kiếm “liên minh quân sự” không phải là giải pháp tối ưu, có hiệu quả trong bối cảnh chính trị quốc tế và đặc điểm về địa chính trị của Việt Nam hiện nay. Không tham gia “liên minh quân sự” không có nghĩa Việt Nam không thể phát triển quan hệ hợp tác về quốc phòng và an ninh, với tất cả các nước để bảo vệ Tổ quốc. Thay cho “liên minh quân sự”, Việt Nam đã linh hoạt, khéo léo “Phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại…”; “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”; “Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh”… trên cơ sở “đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế…”. Thực tế, hiện nay, Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác về quốc phòng, an ninh với nhiều quốc gia, trong đó có Nga, Mỹ, Ấn Độ, Australia… với nhiều nội dung: thành thực, hiệu quả nhằm giúp chúng ta tập trung được tối đa các nguồn lực để bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền đất nước trước những động thái mới của tình hình khu vực và quốc tế. Việc kêu gọi Đảng ta tham gia “liên minh quân sự” của Đặng Đình Mạnh thực chất là chống quan điểm, đường lối của Đảng, chống phá sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện “mục tiêu nhất quán” của bè lũ dân chủ là phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.
Tóm lại, “Chiến dịch trưng cầu dân ý năm 2020” của các nhà “dân chủ” đã bộc lộ rõ những âm mưu chính trị đen tối, ẩn sau cái gọi là “vì quyền tự quyết của công dân”. Theo đuổi “chiến dịch” này, nhất định bè lũ “dân chủ” như Đặng Đình Mạnh sẽ phải nhận sự trừng trị thích đáng. Bởi, khi “ý Đảng” đã “hợp lòng dân”, không thế lực nào có thể cản trở con đường đi tới tương lai “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của dân tộc Việt Nam./.
Các thể lực thù địch, phản động luôn lấy chiêu bài nhân quyền, tôn giáo để lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân. Mọi người cần hết sức cảnh giác tránh để bị kẻ xấu lợi dụng. Đặng Đình Mạnh là một luật sư, nhưng lại mang tư tưởng hẹp hòi, tâm địa xấu xa. Y muốn lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của một số người thiếu hiểu biết để nhằm phục vụ mục đích, âm mưu đen tối của Y.
Kêu gọi tham gia “liên minh quân sự” của Đặng Đình Mạnh thực chất có mưu đồ phá hỏng đường lối đối ngoại về quân sự của Đảng ta.