Quân đội và Công an – Niềm tin và sức mạnh của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa
Gần đây, trên một trang mạng xã hội, có người đã đưa một bài viết với cái tên bài khá “giật gân”: “Ai làm thoái hóa quân đội Việt Nam”? Trong bài viết của “tác giả”, có nhiều “luận điểm” rất có thể trao đổi, tranh luận, phản bác, nhưng trong khuôn khổ một bài viết, chỉ đi vào ba “luận điểm” mà “tác giả” đã nêu trong bài viết của mình rằng: “Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg về “Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới”. Trên văn bản này, quân đội đã chính thức được phép tham gia bảo vệ an ninh, trật tự xã hội…một việc mà trước đây chỉ có bên công an làm”! “Nhờ Nghị định 77 dưới mác giữ an ninh trật tự xã hội, quân đội có thể qua đó tạo thế lực riêng cho mình”! “Vào tháng 10 năm 2013, một nghị quyết của hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa 11 được ban hành. Nghị quyết này tiếp tục cho phép quân đội được can thiệp sâu rộng hơn nữa vào cái gọi là…bảo vệ an ninh, trật tự xã hội”!
Đọc ba “luận điểm” trên đây của “tác giả”, thì người đọc dù kém hiểu biết nhất cũng thấy ngay ra sự phi lý trong cách hiểu rất sai lệch của “tác giả”. Không biết là do “tác giả” còn thiếu sự hiểu biết về lý luận và thực tiễn, hay là do “tác giả’ có “ý đồ” hạ thấp vai trò của quân đội, hay là nhằm “ý đồ” kích động, chia rẽ giữa Quân đội nhân dân với Công an nhân dân, mà “tác giả” lại đưa ra những cách “lập luận” áp đặt, khiên cưỡng và xằng xiên như vậy ?
Để làm rõ tính chất phi lý, vô căn cứ về lý luận và thực tiễn trong ba “luận điểm” nêu trên của “tác giả”, cần chỉ rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn sau đây:
Một là, quan niệm về an ninh quốc gia hiện nay đã có sự phát triển mới. Đó là an ninh toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao; cả an ninh sinh tồn và an ninh phát triển; cả an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Theo đó, bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới theo quan điểm mới về an ninh phải là nhiệm vụ của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Vì vậy, kết hợp quốc phòng với an ninh, an ninh với quốc phòng là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.
Hai là, lý luận về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định rõ: Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực vũ trang sắc bén, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và với nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, do Nhà nước quản lý tập trung, thống nhất, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Đó là điểm khác căn bản về chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam với các kiểu quân đội của các nhà nước bóc lột trong lịch sử.
Ba là, lịch sử xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam đã khẳng định sự cần thiết phải phối hợp giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Vì cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đều là công cụ bạo lực vũ trang sắc bén, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và với nhân dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.
Bốn là, trong tình hình hiện nay, công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang diễn ra trong bối cảnh mới. Nét nổi bật của tình hình là, chủ nghĩa đế quốc đã thay đổi phương thức chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, chống phá cách mạng Việt Nam. Từ chủ yếu tấn công xâm lược bằng phương thức vũ trang, bằng chiến tranh sang chủ yếu chống phá bằng phương thức phi vũ trang, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa’ từ bên trong, tiến tới làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà không cần chiến tranh, thực hiện “không đánh mà thắng” như chúng đã thực hiện ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây. Mặt khác, các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam vẫn luôn triệt để lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, những “điểm nóng” trong xã hội để kích động, xúi dục những người thiếu bản lĩnh, kém hiểu biết chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước gây nên tình trạng mất ổn định chính trị – xã hội, làm mất trật tự, an toàn xã hội, đe dọa an ninh quốc gia.
Vì vậy, phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới là hoàn toàn phù hợp. Quân đội nhân dân phải cùng với Công an nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, giữ vững trật tự, an toàn xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân. Quân đội không thể “đứng ngoài cuộc”, “ngồi chờ” chiến tranh xẩy ra mới thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, không thể “phó mặc” cho công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn trên đây, có thể dễ dàng nhận thấy, “tác giả” của bài viết trên đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng, chức năng, nhiệm vụ của quân đội chỉ là để tiến hành chiến tranh để “bảo vệ chủ quyền đất nước”, còn việc bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ chỉ riêng của công an, không phải là nhiệm vụ của quân đội? Quan niệm của “tác giả” cho rằng, “dưới mác giữ an ninh trật tự xã hội” “quân đội có thể qua đó tạo thế lực riêng cho mình” là hoàn toàn “ngây ngô”, là sự hạ thấp vai trò và uy tín của quân đội, là sự “kích động” chia rẽ Quân đội nhân dân với Công an nhân dân. Cả ba “luận điểm’ của “tác giả” bài viết đã nêu trên là không thể chấp nhận được, là hoàn toàn vô căn cứ cả về mặt lý luận và thực tiễn./.
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đều là công cụ bạo lực vũ trang sắc bén, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khảng định sự cần thiết phải phối hợp giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hiện nay là hoàn toàn đúng đăn; chúng ta hết sức cảnh giác với những chiêu trò lập luận lập lờ đánh lận con đen của các thế lực thù địch nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa’ từ bên trong, tạo hoài nghi, gây mâu thuẫn nội bộ của Quân đội và Công an.
Thực ra đọc qua những bài viết ai cũng hiểu ngay, ý đồ của bài viết này là nhằm chia rẽ giữa quân đội và công an – một trong nhiều âm mưu của các thế lực thù địch và phản động trong nước – nhằm chống phá cách mạng cách mạng Việt Nam, gây mất ổn định đất nước. Còn quan điểm cho rằng chức năng, nhiệm vụ của quân đội chỉ là để tiến hành chiến tranh để “bảo vệ chủ quyền đất nước”, còn việc bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ chỉ riêng của công an, không phải là nhiệm vụ của quân đội thì chẳng qua là một thủ đoạn bịp bợm, lừa gạt của trẻ con./.
Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, do Nhà nước tập trung quản lý, là quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh. Vì vậy, quân đội phải có “bổn phận” trung với Đảng, trung với Nước, hiếu với Dân. Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với Dân, cho nên quân đội có vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, không chỉ là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, mà còn phải bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là vấn đề thuộc về chức năng, nhiệm vụ của quân đội cách mạng đã được lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định./.
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là hai lực lượng, thành phần cơ bản của Lực lượng vũ trang nhân dân và là công cụ bạo lực chủ yếu bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mặc dù, quân đội và công an có chức năng, nhiệm vụ và quy mô tổ chức lực lượng riêng, mang tính đặc thù của mỗi lực lượng, nhưng đều có chung nguồn gốc, bản chất, lợi ích và mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Vì thế, trong quá trình trưởng thành, phát triển của từng lực lượng, mối quan hệ phối hợp giữa quân đội và công an luôn gắn bó khăng khít trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Do vậy, những tư tưởng chia rẽ mối quan hệ giữa quân đội và công an không có mục đích gì khác là nhằm kích động, chia rẽ các thành phần trong lực lượng vũ trang, xóa bỏ đi công cụ bạo lực chủ yếu bảo vệ chế độ. Âm mưu thật nham hiểm, chúng ta cần nâng cao cảnh giác.
Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng và Nhà nước. Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã ghi nhận nhiều chiến công hiển hách từ sự phối hợp, hiệp đồng, tương trợ lẫn nhau của hai lực lượng. Trong thời kỳ đổi mới, mối quan hệ nãy không ngừng được củng cố vững chắc, toàn diện về mọi mặt. Mọi luận điệu chống phá, chia rẽ mối quan hệ gắn bó giữa Quân đội và Công an đều hướng tới mục đích gây rối loạn về chính trị, làm suy yếu Đảng, cản trở sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần cảnh giác, đấu tranh làm thất bại những âm mưu nham hiểm, thâm độc đó.
Trong công cuộc đổi mới gần 30 năm qua, QĐND Việt Nam đã góp phần xứng đáng cùng nhân dân cả nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, mà thành tựu nổi bật là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển toàn diện đất nước; đồng thời, góp phần bảo đảm an ninh, thúc đẩy hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới, nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Những thành tựu đó đã tạo thế và lực mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; đồng thời, là thực tiễn sinh động bác bỏ mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng và chế độ XHCN của các thế lực thù địch.