Quyền con người hiến định trong Hiến pháp năm 2013

Càng gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khoá 2016-2021 thì sự chống phá của các thế lực thù địch càng trở nên khẩn trương, quyết liệt và trắng trợn hơn. Mới đây trên trang RFA đã xuất hiện bài viết viết: Ở trọ trên quê hương của Song Chi. Nội dung bài viết xuyên tạc hết sức trắng trợn rằng: ở các quốc gia văn minh phát triển, có thể chế chính trị tự do, dân chủ và tiến bộ thái độ sống và làm việc của hầu hết tất cả mọi người, từ nhân dân tới chính quyền, đều tận tâm, tận hiến, vì đất nước, xã hội, vì tương lai của mình, của con cháu mình và những người khác; ngược lại, vì xã hội Việt Nam là một xã hội độc tài không có tự do dân chủ, nhân quyền bị chà đạp nên tâm lý của người dân là tâm lý ở trọ, đại bộ phận người dân đang ở trọ trên chính quê hương mình, họ không quan tâm đến tình hình chính trị – xã hội, không thấy và cũng không muốn thấy, không lên tiếng trước bất cứ chuyện sai trái, bất công, phi lý nào của xã hội, của chế độ. Những luận điệu này tuy không có gì mới, vẫn chỉ là chiêu trò lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để vu cáo, xuyên tạc đời sống chính trị ở Việt Nam, bằng sự được gán ghép khập khiễng với đời sống chính trị hiện thực ở Việt Nam. Vậy sự gán ghép khập khiễng ấy như thế nào?

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013. Đây là sự kiện chính trị pháp lý quan trọng của đất nước. Hiến pháp thể hiện những nội dung mới quan trọng nhằm thể chế hóa Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011); quy định đầy đủ, rõ nét về chủ thể là Nhân dân trong Hiến pháp, về quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân. Hiến pháp năm 2013 đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Nếu như các Hiến pháp trước đây, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại chương V, thì ở Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định ở chương II, nghĩa là ngay sau chương I về chế độ chính trị. Đây là điểm mới, thể hiện tầm quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 đã làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Chính sự hiến định này tự nó đã thể hiện rất rõ bản chất dân chủ. Mặt khác, nếu ở Hiến pháp năm 1992 tên chương V là: Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân; thì ở Hiến pháp năm 2013, tên chương II là: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân. Điều đó không chỉ cho thấy sự phát triển nhận thức về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, mà còn khẳng định quyền con người được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo vệ theo Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Việc hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp là rất cần thiết vì Hiến pháp là tập hợp các nguyên tắc chính trị quan trọng xác định mối quan hệ giữa Nhà nước và chủ thể của quyền lực nhà nước là công dân. Trong đó, Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tránh sự xâm phạm từ chính Nhà nước và bảo vệ quyền con người, quyền công dân tránh khỏi sự xâm phạm từ các tổ chức, cá nhân khác.

Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật. Và trong thực tế: Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là những nguyên tắc căn bản đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công dân, là cơ sở hiến định để mọi người và công dân bảo vệ và thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài việc thể hiện quyền làm chủ của Nhân dân trong Hiến pháp, còn thể hiện các cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận mọi người có quyền, công dân có quyền và quyền con người là quyền tự nhiên, bất cứ ai cũng có quyền đó; quyền công dân là quyền của người có quốc tịch Việt Nam.

Để mọi người, mọi công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nước là phải ban hành văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người và công dân thực hiện đầy đủ các quyền của mình. Trong đó, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập quy định: Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan tổ chức có liên quan bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với cơ quan cấp trên và với cơ quan cấp dưới. Những quy định đó là bước thể chế hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người, coi con người là chủ thể, là động lực quan trọng của sự phát triển đất nước.

Như  vậy, có thể khẳng định rằng, việc xác lập quyền làm chủ của Nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 cũng như nhiều văn bản pháp luật của nước ta là sự nhất quán, kiên định, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội. Đó là sự kế thừa những giá trị phổ quát và tiến bộ của nhân loại, phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Vì thế, những ai cho rằng, ở Việt Nam người dân phải sống trong một chế độ mà nhân dân không có được bất cứ một quyền nào cả, kể cả quyền chỉ trích những cái sai của nhà cầm quyền một cách đúng đắn và ôn hòa; hay cả một xã hội, từ dân đến quan, cứ như đang ở trọ trên chính đất nước mình là sự vu cáo xuyên tạc rất trắng trợn của các thế lực thù địch, mọi người cần nêu cao cảnh giác./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

3 thoughts on “Quyền con người hiến định trong Hiến pháp năm 2013

  • 14 Tháng Tư, 2016 at 7:56 sáng
    Permalink

    Với quan điểm đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế – xã hội, con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội, Hiến pháp năm 2013 đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Trách nhiệm của Nhà nước và những đảm bảo của Nhà nước trong việc ghi nhận, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quy định đầy đủ trong các điều luật. Như vậy, chỉ có những kẻ đang sống lưu vong mới là kẻ “ở trọ” bên xứ người./.

    Reply
  • 18 Tháng Tư, 2016 at 8:57 sáng
    Permalink

    Quyền con người là một trong những quyền cơ bản đã được Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế và Việt Nam đặc biệt quan tâm nhằm mang lại cho mỗi người dân một cuộc sống tự do, dân chủ và bình đẳng. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia khác nhau, nên nhận thức, quan điểm và tiêu chí về quyền con người cũng có những điểm không giống nhau. Vì thế, không thể so sánh, áp đặt quyền con người của nước này với quyền con người của nước khác được!

    Reply
  • 19 Tháng Tư, 2016 at 8:52 chiều
    Permalink

    Tác giả bài viết “Ở trọ trên quê hương” của Song Chi tuy không có gì mới, vẫn chỉ là chiêu trò lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để vu cáo, xuyên tạc đời sống chính trị ở Việt Nam, bằng sự được gán ghép khập khiễng với đời sống chính trị hiện thực ở Việt Nam. Chúng ta hết sức cảnh giác với những chiêu trò đánh lận con đen của tác giả Song Chi và có thể khẳng định rằng: Việc xác lập quyền làm chủ của Nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 cũng như nhiều văn bản pháp luật của nước ta là sự nhất quán, kiên định, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.