Sự xuyên tạc của Thanh Trúc
Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có bài xã luận “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”. Sau khi bài viết được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng đã xuất hiện những bình luận, những bài viết xuyên tạc, vu khống, bóp méo về nội dung bài viết, cũng như quan điểm của Đảng ta về vai trò to lớn của báo chí, truyền thông đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu cho sự xuyên tạc đó là bài viết của Thanh Trúc đăng trên boxitvn.blogspot.com, ngày 20/6/2019, với tựa để “Lãnh đạo Việt Nam lộ rõ sự lo sợ đối với mạng xã hội”.
Thứ nhất, mở đầu bài viết Thanh Trúc đã dối trá một cách trắng trợn cho rằng, phần mở đầu và kết thúc bài xã luận đồng chí Võ Văn Thưởng đã viết: “Truyền thông xã hội là một ‘mặt trận’ ngày càng phúc tạp, mở rộng mà các thế lực thù địch đang lợi dụng để thúc đẩy các ‘yếu tố cách mạng sắc màu ở Việt Nam’”. Đúng! trong bài xã luận đồng chí Võ Văn Thưởng có nhận định như vậy, nhưng không phải ở phần mở đầu và không đề cập ở phần kết thúc của bài xã luận. Chỉ khi minh chứng từ thực tiễn những cuộc biểu tình trên thế giới có xuất phát từ truyền thông; nói về vai trò của truyền thông đối với con người và xã hội; dự báo về thách thức và nguy cơ tiềm ẩn buộc các quốc gia phải có quyết sách về quản lý mạng xã hội và đề cập đến vai trò của báo chí, truyền thông đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam… Đồng chí Võ Văn Thưởng mới đi đến nhận định như trên. Từ đó đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ và hiệu quả để hạn chế, đẩy lùi những tác động tiêu cực của truyền thông nói chung, mạng xã hội nói riêng. Chứ không như Thanh Trúc đã xuyên tạc cho rằng: “Đó là tóm tắt nguyên văn nhận định và đúc kết bài xã luận của ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng kiêm trưởng ban Tuyên giáo Trung ương”.
Thứ hai, Thanh Trúc đã trích dẫn một số nội dung đề cập về mặt trái của truyền thông xã hội trong bài viết của đồng chí Võ Văn Thưởng rồi trao đổi ý kiến với những “nhà đấu tranh dân chủ” mà có lẽ độc giả chẳng lạ gì như: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Khắc Mai, Lê Phú Khải… Sau đó cho rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam đã chính thức nhìn nhận mạng xã hội là một thế lực chính trị, không thể bỏ qua, họ thật sự lo sợ về mạng xã hội; họ sợ cái minh bạch, cái thức tỉnh, cái hiểu biết và sợ sự thực được phơi bày; cộng sản là luôn đánh tráo khái niệm, họ đánh lừa dân…”
Có lẽ Thanh Trúc đã lầm, Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ lo sợ về mạng xã hội, ngược lại Đảng đã đánh giá rất cao vai trò của báo chí, truyền thông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, trong những năm qua, hệ thống báo chí, truyền thông đã góp phần to lớn vào việc tổ chức thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, thật sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, khoa học, kỹ thuật. Ðặc biệt, báo chí, truyền thông trở thành vũ khí quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, tệ nạn xã hội. Hơn 70% số các vụ việc tham nhũng, lãng phí được phát hiện, xử lý là do báo chí, truyền thông phát hiện. Thông qua phản ánh dư luận xã hội, phân tích, đánh giá nguyên nhân và các bài học từ các vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, báo chí, truyền thông đã góp phần tích cực trong răn đe, cảnh báo, ngăn chặn tệ nạn tham nhũng, tiêu cực trong xã hội; giáo dục cán bộ, đảng viên sống trung thực, gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong bài xã luận, đồng chí Võ Văn Thưởng đã viết: Sau hơn 20 năm Internet có mặt (từ năm 1997), với hơn 60 triệu người sử dụng, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng Internet và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới. Điều đó cho thấy sự cởi mở, năng động của Việt Nam trong tiến trình hội nhập cùng thế giới số.
Phải chăng, sự đánh gía của Đảng về những đóng góp to lớn của báo chí, truyền thông và sự phát triển rất mạnh mẽ về số người sử dụng Internet so với các nước trên thế giới lại đúng với nhận định của ông Thanh Trúc?. Vì vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc, vu khống, bóp méo sự thực của Thanh Trúc về những người muốn đi ngược lại với lợi ích quốc gia – dân tộc và lợi ích của nhân dân./.
Pingback:Sự xuyên tạc của Thanh Trúc |