Tâm đen của Tuấn Khanh

Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã phân tích, làm rõ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ cán bộ đảng viên hiện nay bắt nguồn từ một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng và Nhân dân. Với quan điểm, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khắc phục, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm để cho mỗi cán bộ Đảng viên và toàn Đảng ngày càng vững mạnh đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Tuy nhiên các lực lượng phản động thù địch trong nước và ở nước ngoài đã lợi dụng triệt để sự thẳng thắn và nghiêm túc thừa nhận khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc, bóp méo sự thật tuyên truyền sai lệch, tạo tâm lý bất mãn với tiêu cực xã hội, làm hoang mang mất lòng tin vào chế độ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp. Họ núp dưới danh nghĩa bảo vệ nhân quyền, giúp những phần tử đòi “nhân quyền” và “những người bất đồng chính kiến”, để gây rối, từ đó kích động bạo loạn lật đổ chế độ xã hội. Một trong những người tích cực viết bài xuyên tạc vu khống, kích động gây hoang mang trong đời sống xã hội là Tuấn Khanh. Vừa qua, trên trang Blog cá nhân Tuấn Khanh đã đăng một bài viết với nhan đề: “Lãnh đạo tốt, ắt phải biết xấu hổ trước hiện trạng đất nước”, Tuấn Khanh đã đưa ra số liệu từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 9 năm 2014 ở Việt Nam “đã có đến 226 người chết trong các trại tạm giam, tạm giữ” và cho rằng những cái chết đó không bình thường, mà do bị tra tấn. Anh ta còn dẫn lời của một ông luật sư Lê Ngọc Luân nào đó khuyên mọi người “phải làm thế nào để tự bảo vệ bản thân và không bị chết” và khi bị công an bắt “mọi người đừng để ai bị ai cài bẫy về việc “nhận tội để được khoan hồng”, cùng với việc “may mắn” thì được các nhân viên công an hợp tác trong việc tiếp cận vụ án, còn không thì chết dở”. Đây là lối suy diễn đầy ác ý cố tình vơ đũa cả nắm, một sự vu cáo trắng trợn không biên giới của một cây bút từng công tác trong các tờ báo chính thống là Sài gòn tiếp thị như Tuấn Khanh. Cùng với đó là sự nhào nặn, bơm vá của các thế lực bên ngoài đã đẩy Tuấn Khanh đi quá xa so với trách nhiệm và bổn phận là một công dân của mình.

Trên thực tế, có những người bị chết khi bị tạm giam là có thật, tuy nhiên cần thấy rằng, hàng năm, số phạm nhân bị bắt và số bị can, bị cáo trong các vụ án là rất nhiều, phải lên tới hàng trăm, hàng ngàn người, trong số đó có những người có bệnh lý, có những người vì lý do về mặt tinh thần không làm chủ được bản thân họ đã tự vẫn,… Có hàng trăm lý do để một con người tự kết liễu đời mình chứ không phải như Tuấn Khanh đã tự hình dung ra những viễn cảnh man rợ mà chỉ có anh ta mới có thể nghĩ ra được. Qua đó ta thấy mục đích của tuấn Khanh là làm cho nhân dân hoang mang, mất niềm tin vào chế độ, là có dã tâm xấu.

Trong vòng luẩn quẩn của sự ích kỷ, hẹp hòi, dã tâm của một người được ăn học chút ít nhưng mang tư tưởng tối tăm, Tuấn Khanh lấy những dẫn chứng về các án oan thời gian qua, dẫn chứng về vấn đề Việt Nam nhiều lễ hội hàng năm, với những hủ tục, những nét chưa đẹp từ đó đổ hết lỗi cho các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội. Ở nước ta, quả đúng là có nhiều lễ hội, nhưng cấp độ và quy mô rất khác nhau, nếu cứ liệt kê cả những lễ hội làng, xã thì đếm bao nhiêu cho xuể. Đó là nét văn hóa của dân tộc từ ngàn đời chứ đâu phải là ý chí của các cán bộ lãnh đạo dựng ra. Anh ta không thấy các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến địa phương đang cố gắng chỉ đạo để loại bỏ những biểu hiện xấu, phi văn hóa các “hủ tục” không còn phù hợp ở một số lễ hội trong những ngày qua.

Chúng ta không phủ nhận rằng trong trong hệ thống chính trị của Nhà nước ta đã xuất hiện tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán bộ Đảng, Nhà nước các cấp, cũng như tình trạng “lợi ích nhóm;” sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và nhiều tiêu cực khác. Tình trạng này đã làm tổn hại đến việc bảo đảm quyền công dân và quyền con người của nhân dân ta. Tuy nhiên không vì vậy mà phủ nhận được mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, không thể phủ nhận được những thành tựu “xây dựng một xã hội dân chủ công bằng văn minh” trên thực tế. Không ai có thể phủ nhận được thành quả của sự nghiệp đổi mới, của quá trình loại bỏ những cách làm cũ, những tư duy cũ trong đó có cả những sai lầm, hạn chế, khuyết điểm của tổ chức và con người. Trong quá trình đó, bết bao gương người tốt việc tốt, cán bộ mẫu mực vì nước, vì dân được đưa tin, được tuyên truyền, để mọi người tìm được niềm tin vào điều tốt, vào cuộc sống thì Tuấn Khanh không thống kê, không biểu lộ cảm xúc gì, mà chỉ loan truyền những điều u ám mờ tối, tâm trạng thiếu niềm tin.

Do vậy, cần nói với Tuấn Khanh rằng nếu có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội hãy hiến kế tìm nguyên nhân và giải pháp để khắc phục những tồn tại. Đừng ngồi một chỗ mà thống kê, bình luận một cách vô trách nhiệm với ý đồ đen tối như vậy. Và cũng cảnh báo với Tuấn Khanh rằng, chính quyền và nhân dân Việt Nam luôn luôn trân trọng sự thật, trân trọng quá khứ và tương lai của dân tộc, biết đem sức lực và trí tuệ để xây dựng quê hương đất nước. Nhưng sẽ không khoan nhượng với những kẻ mang ý đồ đen tối, xuyên tạc, bóp méo sự thật, tuyên truyền quan điểm thù địch, kích động xã hội nhằm mục tiêu chống phá thành quả xây dựng đất nước, cuộc sống hòa bình hạnh phúc của nhân dân thì không xứng đáng được sống trên mảnh đất này. /.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Tâm đen của Tuấn Khanh

  • 3 Tháng Tư, 2017 at 9:38 chiều
    Permalink

    Ông Tuấn Khanh cần thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thấy được những mặt còn chưa làm được, những mặt còn chưa tốt của một số cán bộ, đảng viên trong Đảng. Tuy nhiên, đó chỉ là hiện tượng, là thiểu số chứ không phải là đa số, là bản chất của Đảng. Ông không nên đánh đồng bản chất với hiện tượng mà sai lầm!

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.