“Thầy bói xem voi” – Phạm Đình Trọng (Kỳ một)

Hẳn ai cũng biết câu thành ngữ “thầy bói xem voi”. Những tưởng câu chuyện dí dỏm nhằm phê phán cách nhìn áp đặt và đánh giá phiến diện ấy chỉ có trong tiếng cười dân gian, ai ngờ nó lại có thật ở các “nhà dân chủ” và một trong số các “thầy bói nói mò” đó là Phạm Đình Trọng, với bài viết “Vụ buôn chính trị của nhà buôn địa ốc và sự thảm hại của tờ báo nô” đăng trên trang mạng “Tiếng dân”, nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 vừa qua. Có thể vạch ra mấy điểm bất bình thường của ông “thầy bói dân chủ” này:

  1. Sai lầm trong đánh giá mục đích và kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2

Với góc nhìn phiến diện, chủ quan, “thầy bói” Phạm Đình Trọng đã thể hiện tầm nhìn “cao siêu” của mình với lập luận: Tổng thống Trump đến với hội nghị thượng đỉnh lần này chỉ để nhằm kinh doanh và Chủ tịch Kim Jong Un tham gia vụ kinh doanh này vì không cần vốn liếng mà vẫn có lãi. Y viết: “Kinh doanh địa ốc mang lại tiền bạc… để Trump có mặt trong không gian. Kinh doanh chính trị mang lại tiếng tăm để có mặt trong thời gian. Thế là đủ. Cần gì hòa với giải”. Nực cười hơn nữa khi Phạm Đình Trọng nhấn mạnh cuộc gặp Mỹ – Triều lần này chỉ như một “sân khấu để cặp kép một già một trẻ thực hiện vở diễn gây vốn liếng chính trị… chứ chẳng phải nhằm hòa giải xung đột thế giới gì cả”.

Với khẩu hiệu “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, “nước Mỹ trên hết”, ông Donald Trump đã trở thành vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ và đến bây giờ, mọi hành động của ông Trump đều nhằm thực hiện mục tiêu ấy. Rõ ràng đó không phải là một cái sân khấu để diễn tuồng để tạo “dấu ấn tiếng tăm”, càng không phải là cái hư danh hão huyền như gã “thầy bói mù” Phạm Đình Trọng đề cập đến.

Phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên là một mục tiêu quan trọng của cuộc gặp thượng đỉnh lần này giữa Mỹ và Triều Tiên. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, phải thấy đây còn là một thông điệp quan trọng của Mỹ tới các nước lớn trên thế giới và trong khu vực. Thực tế cho thấy, trong quan hệ lợi ích đan xen của các nước lớn, mà cụ thể là của Mỹ với các cường quốc hiện nay, không chỉ vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, mà nhiều điểm nóng khác trên thế giới cũng luôn được Mỹ xem là con bài quan trọng trong chi phối quan hệ nước lớn như vấn đề eo biển Đài Loan, Trung Đông, Syria…

Trong khi cả thế giới hướng về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 với hy vọng sẽ có nhiều tín hiệu tích cực, đóng góp vào tiến trình hòa bình chung của thế giới thì điều khó hiểu hơn nữa ở “thầy bói” dân chủ Phạm Đình Trọng là ông ta cho rằng kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh này “tất yếu chỉ là số không”.

Tổng thống Mỹ Donal Trump đến hội nghị thượng đỉnh lần này với tâm thế rõ ràng, không chỉ là vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, mà quan trọng hơn thế, là lợi ích của Mỹ ở khu vực và lợi ích của Mỹ với các nước khác. Triều Tiên cũng vậy, họ cần gỡ bỏ cấm vận để có cơ hội phát triển kinh tế, dù chỉ là 5 trong tổng số 11 lệnh cấm vận, trừng phạt của Liên hiệp quốc nhằm vào nước này, như nội dung cuộc họp báo của Triều Tiên ngay sau khi hội nghị Mỹ – Trung lần 2 kết thúc. Những mâu thuẫn giữa Mỹ và Triều Tiên đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, điều dễ nhận thấy là những mâu thuẫn này không thể một sớm, một chiều, bằng một vài cuộc gặp giữa lãnh đạo 2 nước là có thể giải quyết. Cuộc gặp lần này giữa Mỹ và Triều không có tuyên bố chung hay không có văn bản nào được ký kết là điều hoàn toàn nằm trong dự đoán. Tuy nhiên, đánh giá về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều vừa qua tại Hà Nội, báo chí phương Tây và hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên đều khẳng định: dù chưa có văn bản nào được ký kết, những quan điểm của Mỹ và Triều Tiên đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Xuất hiện trong chương trình “Face the Nation” của kênh CBS hôm 3/3/2019, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ – vị cố vấn nổi tiếng có quan điểm “diều hâu” về vấn đề Triều Tiên – John Bolton khẳng định hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 là thành công. Bản thân lãnh đạo Nhà trắng trong cuộc họp báo ở Hà Nội sau sự kiện hôm 28/2 cũng như trong cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình Fox khi đã trở về Washington, đã lên tiếng bác bỏ những lời chỉ trích và khẳng định “các tiến triển” đạt được và tỏ ra lạc quan về tương lai trong mối quan hệ tốt đẹp với lãnh đạo Triều Tiên. Rõ ràng, đây là cái được lớn nhất của hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 tại Hà Nội, chứ đâu phải là “con số không” như Phạm Đình Trọng phán bừa.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

2 thoughts on ““Thầy bói xem voi” – Phạm Đình Trọng (Kỳ một)

  • 15 Tháng Ba, 2019 at 10:02 sáng
    Permalink

    Với góc nhìn phiến diện, chủ quan, “thầy bói” Phạm Đình Trọng đã ra sức phán bừa, hòng tung tin sai lệch

    Reply
  • 20 Tháng Ba, 2019 at 7:27 sáng
    Permalink

    Trong quan hệ lợi ích đan xen của các nước lớn, mà cụ thể là của Mỹ với các cường quốc hiện nay, không chỉ vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, mà nhiều điểm nóng khác trên thế giới cũng luôn được Mỹ xem là con bài quan trọng trong chi phối quan hệ nước lớn như vấn đề eo biển Đài Loan, Trung Đông, Syria…

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.