Trân Văn “luận bàn” về Nhân Văn
Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn phản động đồng loạt tán phát bài viết Nhân văn cộng sản: Đặc sản không dành cho nhân… dân của Trân Văn. Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn phiến diện, tiêu cực về tình hình xã hội Việt Nam, hướng lái dư luận xã hội nhìn nhận sai lệch những giá trị nhân văn tốt đẹp mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
1. Giá trị nhân văn Việt Nam
Các giá trị nhân văn, hay cao hơn là chủ nghĩa nhân văn (được hiểu như là một hệ thống các giá trị nhân văn) đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của con người. Nó là hệ thống quan điểm thể hiện tình thương yêu con người, coi trọng nhân phẩm, coi trọng quyền được phát triển của con người, coi lợi ích con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã hội. Giá trị nhân văn là giá trị thể hiện những ý nghĩa vì con người, tôn trọng con người, giải phóng con người, phát triển và hoàn thiện con người. Hay nói cách khác, giá trị nhân văn thể hiện tư tưởng, chủ thuyết đặt con người vào vị trí trung tâm của tiến trình xã hội và hoạt động xã hội, lấy con người làm chủ thể, làm động lực, làm mục tiêu của sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Nhận thức rõ tư tưởng cốt lõi của giá trị nhân văn, trong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đặt lên hàng đầu chiến lược xây dựng và phát triển con người; luôn khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng, đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu,… và khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam. Nhà nước ta định ra các đạo luật quy định quyền con người, quyền công dân, trong đó bên cạnh các luật về kinh tế, Nhà nước cần ưu tiên xây dựng các luật về quyền con người, quyền công dân. Pháp luật không chỉ bảo vệ quyền lợi của người dân nói chung mà xuất phát từ đặc thù về thể chất, tâm lý, quyền lợi của trẻ em, phụ nữ, công dân cao tuổi cũng như những người bị khuyết tật… phải được coi là đối tượng ưu tiên trong việc bảo vệ. Đồng thời, từ chủ nghĩa nhân văn, “uống nước nhớ nguồn”, Nhà nước đã sớm hoàn thiện nâng lên thành luật định bảo đảm quyền lợi của gia đình cách mạng và người có công với đất nước trước những biến đổi sâu sắc của bối cảnh xã hội và những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và cả quá trình giam giữ, cải tạo phạm nhân luôn bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, và suốt quá trình tiến hành tố tụng không được làm oan người vô tội. Những mục đích của hình phạt lại không phải chỉ là trừng trị mà giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa tội phạm là mục đích ưu tiên hàng đầu. Đây là yếu tố cơ bản, thể hiện rõ những giá trị nhân văn tromng xã hội ta, bảo đảm đầy đủ quyền con người trong nhà nước pháp quyền XHCN.
Như vậy, có thể khẳng định, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội giá trị nhân văn Việt Nam luôn được bồi đắp, hoàn thiện, mang tính đại chúng, có tính hệ thống, tự giác cao. Những giá trị nhân văn này đã có cơ sở kinh tế xã hội mới, với những nội dung và hình thức mới, những tính chất và trình độ mới. Do đó, nếu chỉ nhìn vào những hiện tượng tiêu cực cá biệt, đơn lẻ trong xã hội mà vội vàng kết luận “nhân văn” mang màu sắc xã hội chủ nghĩa… không dành cho nhân… dân như Trân Văn là một sự phiến diện; thể hiện sự thiển cận và lệch lạc trong nhận thức. Nhận định này của Trân Văn dễ gây hiểu lầm trong một bộ phận quần chúng nhân dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội và cản trở quá trình xây dựng, hoàn thiện những giá trị nhân văn mới ở nước ta hiện nay.
2. Đề cao, bồi đắp giá trị nhân văn
Trong tình hình xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay, khi các hiện tượng tiêu cực, suy thoái về đạo đức có chiều hướng gia tăng, để bồi đắp những giá trị nhân văn tốt đẹp, gần như tất cả các luật và bộ luật của nước ta hiện nay đều có điều khoản liên quan như: bảo vệ sự an toàn về tính mạng, tài sản; bảo vệ sự an toàn về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ công bằng. Có thể nói rằng, thông qua bản Hiến pháp, pháp luật các giá trị nhân văn Việt Nam đã được đề cập trọn vẹn và đầy đủ. Tuy nhiên, để ngăn chặn sự suy thoái và biến dạng các giá trị nhân văn ở Việt Nam, trước tiên cần nhân rộng gương người tốt việc tốt, tăng cường đưa tin về những điều tốt đẹp. Những tấm gương ở ngay trong cuộc sống hàng ngày, ở quanh chúng ta vẫn hiện hữu, cái khó là phát hiện và nhân rộng như thế nào. Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền pháp luật về hình sự, hành chính; công khai về khung hình phạt, mức phạt để người dân có cơ hội tiếp cận, từ đó biết kiềm chế bản thân mình. Một kênh nữa chính là công tác tuyên truyền trong môi trường học đường, từ tất cả các bậc học và tuyên truyền cho các tầng lớp công dân lao động thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội và các kênh thông tin truyền thống như báo đài. Đồng thời với những hoạt động đó, chúng ta phải thường xuyên cảnh giác đấu tranh, lên án, loại bỏ những luận điệu sai trái, thiển cận, hạ thấp, bôi đen những giá trị nhân văn trong xã hội hiện nay; có sự định hướng nhận thức đúng đắn cho toàn xã hội khi tiếp cận với những thông tin sai lệch này.
Tóm lại, con đường tương lai của nhân dân Việt Nam đang đi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân văn và hiện thực hoá nó trong thực tiễn. Những giá trị nhân văn cao đẹp mãi là những giá trị bền vững nhất, tiếp tục thúc giục, soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Không luận điệu sai trái nào có thể phủ nhận được điều hiển nhiên đó./.
con đường mà nhân dân Việt Nam lựa chọn cùng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân văn và hiện thực hoá nó trong thực tiễn.
Có thể nói rằng, thông qua bản Hiến pháp, pháp luật các giá trị nhân văn Việt Nam đã được đề cập trọn vẹn và đầy đủ. Trân Văn đùng hòng xuyên tạc, bịa đặt.
Qua cách luận bàn của Trân Văn về Nhân văn cho thấy: Y đích thị là một kẻ phản Nhân văn, vô nhân tính, bởi Y đã cố tình phủ nhận, xuyên tạc những giá trị Nhân văn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đất nước!. Chúng ta phải vạch trần âm mưu, thủ đoạn chính trị thâm độc này của Trần Văn và kiên quyết đấu tranh bác bỏ chúng!.
Ở Việt Nam, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm.