Trò khỉ của Trần Văn
Trong quá trình lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng và đã đạt nhiều kết quả quan trọng, được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ. Thế nhưng gần đây trên Bureau CTM Media – Á Châu, Trần Văn có bài viết: “Khi chống tham nhũng chỉ là…trò khỉ” nhằm đưa ra những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận chính sách, pháp luật và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta.
Trân Văn cho rằng: “chống tham nhũng ở nước ta chỉ là…trò khỉ” và trích dẫn ba điểm mới của Dự luật sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng so với lần trước là: (1) Buộc sĩ quan của lực lượng vũ trang (công an, quân đội) kê khai tài sản. (2) Chia các viên chức thành nhiều nhóm để áp dụng các cách thức kê khai, xác minh cho phù hợp. (3) Giao việc giám sát – kiểm tra kê khai và biến động về tài sản của viên chức cho hệ thống Thanh tra từ trung tương đến địa phương (1)”. Thực chất, trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) vừa qua, mặc dù về cơ bản đã được sửa đổi nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đang được đưa ra xem xét, bàn luận chưa thống nhất. Trong đó, nổi lên ba nội dung lớn:
Thứ nhất, vấn đề xử lí tài sản không rõ nguồn gốc.
Thứ hai, mở rộng phạm vi điều chỉnh.
Thứ ba, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ công chức.
Trong bài viết Trân Văn tỏ ra là người hiểu biết, nhưng thực chất chỉ là kẻ bồi bút, tầm thường. Trân Văn cho rằng: “ý tưởng định giá phần tài sản mà viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc…đã bị bóp chết từ trong trứng”. Trân Văn không hiểu, hay cố tình không hiểu? Do đặc điểm xã hội nước ta là, nhân dân ta có truyền thống tích lũy, tiết kiệm, tặng cho, thừa kế trong gia đình; tài sản của cán bộ, công chức được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau… Mặt khác, pháp luật hiện hành cũng chưa quy định buộc người dân phải chứng minh nguồn gốc hình thành số tiền mua tài sản, nhất là tài sản giá trị lớn… Nhà nước cũng chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội. Vì vậy, việc xác định tính hợp lý của nguồn gốc tài sản nói chung là vấn đề phức tạp. Đây cũng là lần đầu tiên đặt vấn đề xử lý tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc là vấn đề lớn, vì có liên quan đến quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản của công dân được hiến định trong Hiến pháp, nên cần cân nhắc thận trọng trước khi đưa ra lựa chọn về phương án xử lý thích hợp.
Dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), đây là một dự án Luật hết sức quan trọng, tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội nên một số nội dung lớn, phức tạp còn nhiều ý kiến khác nhau cần được đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo vừa nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, khắc phục được những hạn chế trong thực tiễn thi hành Luật, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta.
Thứ hai, Trân Văn cố tình xuyên tạc quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, khi cho rằng: “Những tuyên bố kiểu như phòng – chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ” là bịp bợm…”. Đây rõ ràng là luận điệu xuyên tạc của Trân Văn. Bởi, trên thực tế Từ năm 2014 đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 840 tổ chức đảng và 58.120 đảng viên vi phạm, trong đó có gần 2.720 đảng viên vi phạm về tham nhũng, cố ý làm trái. Đáng lưu ý, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng đến nay, đã thi hành kỷ luật 50 cán bộ diện T.Ư quản lý, trong đó có 9 người là ủy viên T.Ư, nguyên ủy viên T.Ư, khai trừ đảng 1 ủy viên T.Ư – nguyên ủy viên Bộ Chính trị… Đây là những “con số biết nói” thể hiện rõ quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.
Trân Văn bịa đặt, cố tình bóp méo sự thật cho rằng Đảng, Nhà nước ta đã “bất chấp các cam kết quốc tế (đặt các hình thức chế tài nghiêm khắc với những viên chức không thể giải trình…, từ chối thực thi những hành động vốn có tính phổ quát trên toàn cầu…”. Trên thực tế ở mỗi nước có những cách thức tiến hành phòng, chống tham nhũng khác nhau, như: Trung Quốc ban hành các văn bản quy định về giáo dục đạo đức và xây dựng tác phong liêm chính trong cán bộ Đảng và Nhà nước. Luật Chống tham nhũng (năm 1989) của Singgapore cho phép tòa án tịch thu tài sản của công chức nếu họ không giải thích được nguồn gốc tài sản đó. Thái Lan yêu cầu các cơ quan chức năng phải xem xét tất cả đơn thư tố giác của người dân về tham nhũng, dù có ký tên hay không ký tên,…
Tóm lại, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp thiết, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Với quyết tâm chính trị cao, chủ trương, giải pháp khoa học, cuộc đấu tranh chống vấn nạn này dưới sự lãnh đạo của Đảng nhất định giành thắng lợi. Trân Văn đừng làm trò khỉ khi cố gắng thể hiện mình là người hiểu biết, nhưng trên thực tế lại chỉ là kẻ bồi bút, sáo rỗng đem những luận điệu mơ hồ của cá nhân để xuyên tạc, phủ nhận thành quả, quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta./.
Trần Văn đúng là một tên hề lố bịnh. Vừa trách móc Đảng và Nhà nước ta để tệ tham nhũng hoành hành cản trở đất nước phát triển. Sửa đối luật phòng, chống tham nhũng để nâng cao hiệu quả của công tác này cũng sủa được. Hay lần này, luật sửa đổi y hay người nhà của y dự là sẽ mắc lưới vậy. chót nhúng chàm thì tự gột rửa đi.
“Miệng lưỡi không xương” của kẻ “bán nước cầu vinh”, một tên bồi bút nhưng luôn tỏ vẻ “nguy hiểm”. Trân Văn quả thực là một kẻ đáng khinh, luận điệu của Trân Văn quả thực điêu ngoa, xảo trá cần phải bị lên án, bác bỏ.
Chống tham nhũng đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta làm với quyết tâm chính trị rất cao, quyết liệt, “không có vùng cấm” và đã đạt được những kết quả rất tích cực. Trân Văn chỉ là kẻ bồi bút, sáo rỗng đem những luận điệu mơ hồ của cá nhân để xuyên tạc, phủ nhận thành quả, quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.
Trần Văn thật là miệng lưỡi không xương, những kẻ phản động như y càng ngày càng bộc lộ bản chất đê hèn, xấu xa
Thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua là câu trả lời thích đáng cho những xuyên tạc vô căn cứ của Phạm Trần!
Công tác đấu tranh chống tham nhũng thời gian qua đã cho thấy ý chí chính trị mạnh mẽ của Đảng trong việc đối phó với tham nhũng và lấy lại niềm tin của công chúng vào Đảng
Đảng và Nhà nước Việt Nam không dung túng hoặc cổ súy cho tham nhũng mà luôn tích cực phòng và chống nó. Do vậy, không thể xuyên tạc sự thật đó mà phải thừa nhận và ủng hộ Đảng và Nhà nước Việt Nam trong cuộc chiến này. Chiêu trò của Phạm Trần thật bỉ ổi và cũ mèm, Y đang tiếp tay cho tham nhũng để chống phá nước ta, nên chúng ta không nghe theo Hắn, mà luôn tin theo Đảng để tích cực phòng, chống hiệu quả tệ tham nhũng!.
Trần Văn mãi là kẻ bồi bút mà thôi
Sự cố tình xuyên tạc của Trần Văn về quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta thật đáng bị lên án, bác bỏ.