VẪN LÀ ÂM MƯU HÈN HẠ CỦA NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
Ngày 01/8/2019, trên trang mạng “Danlambao” xuất hiện bài viết của Nguyễn Đình Cống với tựa đề: Lạm bàn về “chiến lược nhân tài”, đã xuyên tạc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về trọng dụng nhân tài trong phát triển đất nước.
Thứ nhất, trong lịch sử cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng trọng dụng nhân tài. Trong thực tiễn cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhân tố con người là trọng nhất và nhân tài có vai trò to lớn, phải được phát hiện, phát huy, trọng dụng vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Trước và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu phục được nhiều nhân sĩ, trí thức khác nhau về xuất thân, địa vị xã hội nhưng họ đều là những trí thức có tâm huyết đối với xây dựng nước Việt Nam mới. Tháng 01/1946, sau cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra thành công, lập ra Quốc hội dân chủ nhân dân đầu tiên, điều đặc biệt, thành viên Chính phủ rất đa dạng, thuộc các tầng lớp khác nhau, tiêu biểu như: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hòe, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai… Họ đều chung một ý chí, đó là đoàn kết dân tộc chung tay góp sức xây dựng chế độ mới, bảo vệ độc lập dân tộc.
Thứ hai, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng thu hút, trọng dụng, đào tạo nhân tài. Để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, Đảng ta đã đề ra nhiều quan điểm và chủ trương đúng đắn về thu hút và trọng dụng nhân tài. Nhiều cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố đã thu hút được khá lớn nhân tài về làm việc với cơ cấu khá toàn diện. Cụ thể như: sau 15 năm thực hiện chính sách thu hút nhân tài (1998-2013), thành phố Đà Nẵng thu hút được 1.043 nhân tài, trong đó có 13 tiến sỹ, 224 thạc sỹ và 806 tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, xuất sắc. Trong 10 năm (2003- 2013), thành phố Hà Nội đã tổ chức tuyên dương thủ khoa gắn với đẩy mạnh chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, trong 1.203 thủ khoa được vinh danh có 103 được tuyển thẳng vào làm việc ở các cơ quan của thành phố… Tại Kết luận số 86-KL/TW của Bộ Chính trị, ngày 24/1/2014 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đã được cụ thể hóa thành mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, thu hút ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ (tiến sỹ khoa học không quá 35 tuổi, tiến sỹ không quá 32 tuổi, thạc sỹ không quá 28 tuổi, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc không quá 25 tuổi) vào các lĩnh vực công tác của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ương đến cấp huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước; lực lượng vũ trang và doanh nghiệp nhà nước”. Đầu năm 2019, ngày 29/1/2019 tại cuộc gặp mặt các đại biểu trí thức, nhà khoa học trong và ngoài nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn coi trọng đội ngũ trí thức, nhân tài và “Không có nhân tài thì không thể phát triển được đất nước…”
Như vậy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng và trọng dụng nhân tài. Vấn đề đó đã cụ thể hóa thành quan điểm, chủ trương và đã thực hiện có hiệu quả trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bài viết“Lạm bàn về “chiến lược nhân tài” của Nguyễn Đình Cống là sự xuyên tạc chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nói chung, thu hút, trọng dụng nhân tài nói riêng nhằm gây sự hoài nghi, dao động trong nhân dân, trong đội ngũ trí thức, làm suy giảm niềm tin của đội ngũ trí thức đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Chúng ta cần lên án và bác bỏ âm mưu hèn hạ của Nguyễn Đình Cống.
Pingback:VẪN LÀ ÂM MƯU HÈN HẠ CỦA NGUYỄN ĐÌNH CỐNG |