Xuyên tạc về “nhân quyền” ở Việt Nam, bọn “thầy lang” cùng đường cụt lối
Trên một số trang mạng xã hội, xuất hiện một số bài viết xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam, trong đó điển hình là bài: “Nhân quyền chỉ là món hàng để Cộng sản Việt Nam mặc cả trên bàn đàm phán” của Lê Nguyễn, trên blog Danlambao, ngày 20/11/2016. Lê Nguyễn đưa ra những luận điệu hết sức sai trái, xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế nhân quyền ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu sai trái, xuyên tạc của y.
1. Luật pháp Việt Nam bảo đảm quyền con người và phù hợp với Bộ Luật Nhân quyền quốc tế. Từ khi ra đời và lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, dành độc lập dân tộc, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, và sau đó là thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề nhân quyền, coi vấn đề nhân quyền là cốt lõi trong mục tiêu xây dựng chế độ xã hội mới. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo vệ những giá trị cao quý được nhân loại thừa nhận về quyền con người. Hiến pháp hiện hành của Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) dành một chương (chương 2) với 36 điều (từ điều 14 đến điều 49) hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Pháp luật của Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe,… không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo.
Những quy định pháp luật của Việt Nam về quyền con người là hoàn toàn phù hợp với Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế (bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị). Điều đó đã bác bỏ luận điệu sai trái của Lê Nguyễn cho rằng, ở Việt Nam không có pháp luật bảo đảm quyền con người.
2. Ở Việt Nam quyền con người được thực thi trên thực tế
Từ khi ra đời và lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, dành độc lập dân tộc, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, và sau đó là thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề nhân quyền, coi vấn đề nhân quyền là cốt lõi trong mục tiêu xây dựng chế độ xã hội mới. Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục khẳng định quyền con người luôn được bảo vệ và phát triển; đồng thời luôn lên án mạnh mẽ các hành động lợi dụng danh nghĩa nhân quyền để can thiệp, xâm phạm chủ quyền, độc lập của Việt Nam, coi “dân chủ”, “nhân quyền” thực chất là một “chiêu bài” để can thiệp vào công việc nội bộ, quyền tự quyết của Việt Nam, áp đặt trắng trợn những giá trị không phù hợp với tình hình cụ thể và truyền thống của Việt Nam.
Trong thời gian qua, một số “nhân vật” bị các cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ là hoàn toàn đúng pháp luật, bởi đây là những tội phạm hình sự đã hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, kích động lật đổ chính quyền, nhiều người trong số đó có nhận tiền, liên lạc với các thế lực chống đối ngoài Việt Nam, trong đó có các tổ chức phản động bị Việt Nam liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Tại Việt Nam không có ai chỉ vì có chính kiến riêng, quan điểm chính trị khác, hay ủng hộ dân chủ mà bị bắt.
3. Dư luận thế giới đánh giá cao về tình hình nhân quyền ở Việt Nam
Trong bài viết của mình, Lê Nguyễn dẫn ra những đánh giá phiến diện, một chiều của một số nước, tổ chức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đã nhiều năm nay, Chính phủ một số nước (trong đó có Hoa Kỳ) cùng một số tổ chức quốc tế (trong đó có Nghị viện châu Âu) đã có những đánh giá phản ánh không đúng thực tế tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, trái ngược với những quan điểm phiến diện, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam như trên, nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đã có những đánh giá, nhìn nhận tích cực về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng đảm bảo và cải thiện các quyền cơ bản của người dân trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Liên Hợp quốc đánh giá cao Việt Nam về bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền của nhóm dân tộc thiểu số. Trên thực tế, Việt Nam đứng thứ hai trong khối châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ chín về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong Chính phủ trên 135 nước. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em. Đặc biệt là, việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016 với số phiếu cao nhất (184/192) là minh chứng cho việc tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.
Như vậy, lợi dụng trang mạng xã hội để tuyên truyền những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo sự thật về nhân quyền ở Việt Nam là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phá hoại uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác với âm mưu thâm độc này./.