Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ là mô hình kinh tế của tương lai
Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã dày công tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn hiện còn không ít ý kiến, quan điểm khác nhau. Trong số những ý kiến, quan điểm khác nhau, có cả ý kiến rất khách quan, đồng tình, thể hiện tâm huyết và trách nhiệm đóng góp xây dựng; có cả ý kiến, quan điểm thể hiện thái độ hằn học, chống phá quyết liệt. Nhân dịp diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì những ý kiến, quan điểm chống phá của bọn cơ hội chính trị lại được phát tán với tần xuất nhiều hơn trên một số trang mạng xã hội, đáng chú ý là một số bút danh quen thuộc như Song Chi, Thiện Ý, Bùi Tín, Trần Quí Cao với tần xuất nhiều hơn trong thời gian gần đây cho thấy, bản chất xảo trá, âm mưu đen tối và hành động ngang ngược của những kẻ cơ hội chính trị, phản bội Tổ quốc, phản bội dân tộc. Trong số này, táo tợn, thô thiển và quyết liệt hơn cả chính là kẻ phản bộiBùi Tín.
Trong bài viết trên Blog VOA, Bùi Tín nhắc lại đề xuất của “127 đảng viên và nhân sĩ lão thành” đề nghị Đại hội XII xem xét, quyết định sáu vấn đề: từ bỏ dứt khoát chủ nghĩa Mác – Lênin”; “từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, mơ hồ”; “từ bỏ chế độ độc đảng, độc đoán”; “thay tên Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”; “thay tên Đảng Cộng sản Việt Nam”; “cắt cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường”.
Những vấn đề trên không chỉ hệ trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam, sự sống còn của chế độ, mà là vấn đề hết sức hệ trọng đối với tương lai của dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, nên tôi cần trao đổi để Bùi Tín nên sớm từ bỏ cái thói nói bậy, làm càn (xin lỗi vì hơi quá lời).
Phải nói ngay rằng,cả lý luận và thực tiễn cho thấy, kinh tế thị trường có khả năng thích ứng với các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau. Có thể nhận thấy tính đa dạng của kinh tế thị trường tại các quốc gia với những sự khác biệt về cơ cấu sở hữu và cấu trúc xã hội. Kinh tế thị trường gắn với sự phát triển sản xuất hàng hóa và có thể được xây dựng tại những quốc gia có chế độ xã hội khác nhau, với các mô hình kinh tế thị trường cụ thể, đa dạng, gắn liền với hình thái kinh tế – xã hội và chế độ xã hội của mỗi nước.
Sự khác biệt giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là ở chỗ: trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, người làm chủ là giới chủ tư bản; trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người làm chủ là đông đảo nhân dân lao động, do Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đại diện quản lý, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không dùng quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất để nô dịch, bóc lột đa số người lao động; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lấy nguyên tắc của kinh tế thị trường làm nền tảng cho cơ chế vận hành, sử dụng những nhân tố tích cực và loại bỏ những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị trường. Đó là sự khác biệt căn bản nhất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Các mặt kỹ thuật và tổ chức của kinh tế thị trường là thành quả tiến hóa chung, mang tính nhận thức và khoa học của loài người.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn là phương thức phát triển kinh tế dựa trên những nguyên tắc của thị trường có sự điều tiết của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường tự nó không thể quyết định bản chất và định hướng phát triển của một chế độ xã hội. Bản chất của chế độ chính trị – xã hội quyết định bản chất của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những thuộc tính bản chất, những yếu tố nội tại bền vững trong mô hình kinh tế tổng quát ở Việt Nam. Định hướng xã hội chủ nghĩa được quán triệt khi vận hành các nguyên tắc của thị trường; ngược lại, việc thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa không được tách rời, biệt lập với các quy luật của kinh tế thị trường.
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống của Nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, giúp đỡnhiều người nghèo khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn; bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo phương châm: thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển, chủ động hướng quá trình đó vào việc tạo lập những tiền đề, điều kiện cần thiết về kinh tế, xã hội để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Về thực chất, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phát triển nền kinh tế thị trường tiên tiến, hiện đại, có khả năng giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhìn lại 30 năm đổi mới, với tư duy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể khẳng định, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường vừa bảo đảm yêu cầu phát triển hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc thù và giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.Chính vì vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ là mô hình kinh tế của tương lai. Bùi Tín hãy tỉnh táo, sớm xóa bỏ hiềm khích, hận thù để làm nhiều hơn những việc thiện, vì sự thật, vì lương tri và lẽ phải, không vì phe nhóm cơ hội chính trị nào đó, hãy vì dân tộc trong đó có dòng họ và gia đình mình./.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Nó là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Mỗi chính sách kinh tế đều hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây sẽ là mô hình kinh tế của tương lai.
có vẻ như Bùi Tín muốn cắt cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường” bởi hắn vẫn khư khư cái tư tưởng cho rằng “kinh tế thị trường” chỉ thích ứng với xã hội tư bản và kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là tách rời nhau. nhưng những thành tựu của 30 năm đổi mới đã trả lời rất rõ ràng về mối quan hệ giữa chúng. có nói với Bùi Tín thế nào chăng nữa, với cái dáng đi lộn ngược hai chân chổng lên trời như hắn thì mở mắt ra đã thấy mọi thứ đã ngược rồi
Những hình thức bóc lột mới của chủ nghĩa tư bản ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày càng tinh vi và khó thấy hơn, song điều đó cũng không thể biện minh cho tính chất tàn nhẫn của ách áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Trong tất cả các nước tư bản, tỉ suất bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê ngày càng cao; giai cấp công nhân và nhân dân lao động ngày càng bị lệ thuộc chặt chẽ hơn vào nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng những sợi dây vô hình. Đó chính là bản chất của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, điều mà những người có lương tri không bao giờ muốn có ở Việt Nam!
Kinh tế thị trường là thành tựu của loài người trong quá trình phát triển, tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó và mặt trái này chỉ có thể được giải quyết, khắc phục bằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội để xóa bỏ tình trạng người bóc lột người như cái cách mà nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đang làm.