Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, từ ngày 02/10 đến ngày 06/10/2018, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII họp Hội nghị lần thứ tám để thảo luận, cho ý kiến về: Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng; xem xét một số vấn đề về công tác cán bộ và một số vấn đề quan trọng khác. Lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch tìm mọi cách để xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ở một số vấn đề sau:
Một là, Chúng cố tình xuyên tạc rằng, việc Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ cương vị Chủ tịch nước, là tạo lập vị trí độc tôn của Đảng đứng trên Hiến pháp; tiếp tục gia tăng “tham nhũng” quyền lãnh đạo, chuyên quyền, độc đoán của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực tế ở nước ta, đã có những giai đoạn cách mạng, người lãnh đạo cao nhất của Đảng đồng thời là người đứng đầu Nhà nước (Chủ tịch Hồ Chí Minh từng là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước). Thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền cũng là người đứng đầu Chính phủ hoặc là nguyên thủ quốc gia hoặc cả hai. Vì vậy, đây không phải là vấn đề mới đã được Đảng đề cập và đang tổ chức thử nghiệm ở một số địa phương. Do vậy, kết quả Hội nghị Trung ương 8, Khóa XII giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là phù hợp quy định và Điều lệ Đảng, của Hiến pháp và cũng là nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước.
Là một đảng chân chính, ngoài lợi ích của dân tộc và nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác là mang lại độc lập cho dân tộc, cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng Việt Nam đã trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cổ vũ các dân tộc trên thế giới đấu tranh cho hòa bình, tiến bộ, lương tri và phẩm giá con người. Quá trình lãnh đạo, đấu tranh cách mạng như vậy, với tất cả tinh thần và khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại. Như vậy, không thể nói là Đảng đứng trên Hiến pháp được. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiến định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Hai là, chúng cho rằng, việc ban hành quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên “không phải là để nhắm vào những hành vi tham nhũng” mà nhằm “thanh trừng nội bộ” và “thâu tóm quyền lực”.
Việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương lần này là cụ thể hóa Quy định 101-QĐ/TW, trong đó xác định rõ các chủ thể trước hết phải nêu gương là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Về nội dung, dự thảo văn bản này quy định trách nhiệm nêu gương một cách toàn diện, từ tư tưởng, chính trị, đến đạo đức lối sống, bao gồm: Trung thành tuyệt đối, kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn luôn đặt lợi ích quốc gia – dân tộc làm tối thượng; thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch và giữ vững nguyên tắc trong công tác cán bộ; minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập. Đặc biệt, theo dự thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín. Ngoài ra, dự thảo Quy định mới này còn yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải tránh “tư duy nhiệm kỳ”; không được tạo lập “sân sau”, thiết lập “lợi ích nhóm”; sử dụng tiền, tài sản của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân làm giàu bất chính, vụ lợi…
Gần đây, Đảng ta lấy Quy định 102, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc của Quy định 102 là tất cả “đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định”. Nguyên tắc là “tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời”. Như vậy, có thể nói Quy định 102 rộng hơn dự thảo Quy định trách nhiệm nêu gương về đối tượng áp dụng. Mặt khác, dự thảo Quy định về trách nhiệm nêu gương khuyến khích đối với cán bộ cấp cao “chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín”. Có thể nói đây là một quy định nhân văn, dựa trên nguyên tắc tự nguyện của cán bộ đảng viên.
Viết, tán phát bài trên mạng xã hội, tung thông tin sai trái, xuyên tạc sai sự thật nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thủ đoạn mà các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng. Vì vậy, nhận diện đúng, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế thù địch là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở nước ta hiện nay./.
Nhận diện đúng, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế thù địch là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 thể hiện rất rõ quyết tâm chính trị của Đảng ta trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần kiên quyết đấu tranh với các quan điểm thù địch, cố tình xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng
Hội nghị trung ương 8 khóa XII của Đảng đã thành công tốt đẹp, Trung ương đã có nhiều quyết sách quan trọng và sớm được ban hành trong thời gian tới. Do đó, mọi người cần tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như những Nghị quyết của Hội nghị, tránh để bị các thế lực thù địch xuyên tạc, lợi dụng.
Việc cho rằng: ban hành quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên “không phải là để nhắm vào những hành vi tham nhũng” mà nhằm “thanh trừng nội bộ” và “thâu tóm quyền lực”, thực chất chỉ là sự xuyên tạc, bịa đặt, nhằm hạ thấp uy tín của Đảng.
Xuyên tạc Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII là việc làm thường xuyên của kẻ thù!. Chúng ta cần đoàn kết để thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng và đánh bại âm mưu, thủ đoạn chính trị thâm độc của kẻ thù!.
Chúng ta không còn xa lạ gì với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch mỗi khi Đảng ta có sự kiện gì. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng.
Viết, tán phát bài trên mạng xã hội, tung thông tin sai trái, xuyên tạc sai sự thật nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thủ đoạn mà các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng.
Luận điệu xuyên tạc Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII là thủ đoạn không mới của các thế lực thù địch. Mọi người cần hết sức cảnh giác trong tiếp nhận thông tin, tránh bị kẻ xấu lợi dụng với mục đích đen tối.
Các quy định của Đảng ngày càng rõ ràng, chặt chẽ. Hy vọng với những quy định mới này, sự trong sạch, sức chiến đấu của Đảng sẽ tăng lên.
Việc Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ cương vị Chủ tịch nước là hợp ý Đảng và lòng dân. Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch hoàn toàn là sai trái, cần phải kiên quyết đấu tranh bác bỏ.
Tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 là thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng ta trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.