Cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhất định thành công

Từ sau Đại hội XII đến nay, cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam được đẩy mạnh, thu được những thành công hết sức quan trọng. Trong khi dư luận quốc tế hoan nghênh, đại bộ phận nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ và tin tưởng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam, thì vẫn còn một bộ phận và một số luận điệu sai trái, ra sức xuyên tạc, bịa đặt, thậm chí lấy kết quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng để bôi xấu, phỉ báng chế độ. Vậy, cơ sở nào để tin tưởng vào sự thành công của công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Có thể thấy rõ trên một số vấn đề sau đây:

Cả thế giới thấy rõ tham nhũng là kẻ thù chung, nhất thiết phải cùng nhau loại trừ nó ra khỏi đời sống xã hội. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã chỉ rõ: “Tham nhũng là lạm dụng chức vụ, quyền lực cho lợi ích cá nhân, thông qua hối lộ, tống tiền, thao túng thị trường, thiên vị người thân, gian lận, chuyển tiền (hình thức hối lộ) hoặc tham ô”. Tham nhũng là một loại tội phạm có tổ chức; liên quan đến nhiều tội phạm như: buôn bán ma túy, buôn bán người, rửa tiền, buôn bán vũ khí trái phép… Tham nhũng xảy ra ở mọi tầng lớp xã hội, ở cả khu vực tư nhân lẫn công cộng.

Tham nhũng là loại tội phạm hết sức nguy hiểm bởi tính chất, hậu quả mà nó gây ra; chống tham nhũng luôn là nhiệm vụ trọng tâm của các quốc gia trên thế giới. Cuộc đấu tranh này chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi nó được tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên trì, không lơ là, mất cảnh giác trên cơ sở huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, phương tiện, biện pháp để cùng đấu tranh.

Hầu hết các quốc gia đều cho rằng, để đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả thì cần xác định rõ việc phòng, chống tham nhũng phải phục vụ nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, chứ không phải làm cho tình hình rối ren, bất ổn hơn; đồng thời phải kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa với trừng trị tham nhũng, trong đó phòng ngừa là biện pháp cơ bản, có tính chiến lược, quyết định và mang lại hiệu quả cao. Đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ chung của chính đảng, cơ quan nhà nước trong hệ thống chính trị và của toàn dân trên cơ sở đề cao vai trò nòng cốt của các cơ quan được giao nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng.

Đảng Cộng sản Việt Nam có thái độ đúng đắn và quyết tâm chính trị cao đối với việc loại trừ tham nhũng. Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia có các mô hình, phương pháp, tổ chức chống tham nhũng khác nhau, song hiệu quả chống tham nhũng luôn phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm, lập trường, thái độ của chính đảng cầm quyền, những người lãnh đạo, nhất là những người đứng đầu hệ thống chính trị. Bởi vậy, để chống tham nhũng có hiệu quả thì quyết tâm chính trị cao chống tham nhũng mạnh mẽ là điều cần thiết và không thể thiếu đối với mỗi quốc gia, nhất là đối với chính đảng cầm quyền.

Khác với nhiều chính đảng cầm quyền khác trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, mà còn là chính đảng duy nhất ở Việt Nam, có cương lĩnh, đường lối đúng đắn, ổn định, lâu dài, có quyết tâm chính trị cao, có đường lối, chủ trương đúng đắn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, Đảng ta có chủ trương, quyết tâm đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng. Sau hơn 10 năm đấu tranh, đến Hội nghị Trung ương 4, khóa XII, Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động quyết liệt, minh bạch nhằm phòng, chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Người đứng đầu của Đảng – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xác định rõ quyết tâm: “Một khi đã xảy ra tham nhũng thì nhất thiết phải xử lý kiên quyết, xử lý thật nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, không có vùng cầm”. Đồng thời, Tổng Bí thư cùng Trung ương Đảng đã chính thức trở thành người “nhóm lò” cho cuộc đấu tranh này. Trung ương Đảng và nhân dân cả nước đã đồng tình và nhất trí với tư tưởng của người đứng đầu của Đảng rằng: “Lò đã nóng thì củi tươi cũng cháy”. 

Nói đi đôi với làm, từ đầu năm 2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo là cơ quan đầu não chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Trong các cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo đều đưa ra thông điệp, chỉ đạo đấu tranh mạnh mẽ đối với tham nhũng – giặc nội xâm. Ngày 31/7/2017, tại phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản”.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

6 thoughts on “Cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhất định thành công

  • 3 Tháng Tám, 2018 at 8:28 sáng
    Permalink

    Công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhận được sự đồng thuận của đại bộ phận trong xã hội. Do đó, nhất định sẽ thành công.

    Reply
  • 5 Tháng Tám, 2018 at 10:46 chiều
    Permalink

    Đúng thế! tham nhũng là kẻ thù chung, nhất thiết phải cùng nhau loại trừ nó ra khỏi đời sống xã hội

    Reply
  • 6 Tháng Tám, 2018 at 10:59 sáng
    Permalink

    Thực chất, công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua có một bước ngoặt lớn, đặt nền tảng cho phong trào phòng chống tham nhũng sâu rộng trong thời gian tới. Do đó, công cuộc chống tham nhũng nhất định sẽ thắng lợi

    Reply
  • 6 Tháng Tám, 2018 at 3:45 chiều
    Permalink

    Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội, không phân biệt trình độ phát triển. Đảng ta đã sớm nhận thức được tình hình đó và đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của tệ nạn, công khai thừa nhận và quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực đó. Chúng ta tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng công cuộc chống tham nhũng nhất định thắng lợi.

    Reply
  • 7 Tháng Tám, 2018 at 1:59 chiều
    Permalink

    Kiên quyết đấu tranh với tội phạm tham nhũng

    Reply
  • 15 Tháng Tám, 2018 at 7:10 sáng
    Permalink

    Để chống tham nhũng có hiệu quả thì quyết tâm chính trị cao chống tham nhũng mạnh mẽ là điều cần thiết và không thể thiếu đối với mỗi quốc gia, nhất là đối với chính đảng cầm quyền.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.