Nguyễn Đình Cống kẻ đang sám hối, phản bội ông cha?
Hiện nay có một số người đang sám hối vì đời mình đã chót tin theo Chủ nghĩa Mác – Lênin, về Đảng Cộng sản. Một trong những người đó là ông Nguyễn Đình Cống. Trong bài viết “Những ai là kẻ phản bội ông cha”, ông đặt vấn đề: “ Ông cha của phần đông chúng ta đã theo Đảng Cộng sản, tôn sùng Chủ nghĩa Mác – Lênin, làm cách mạng để giành độc lập, mang tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân. Nhiều người đã hy sinh xương máu. Thế mà giờ đây có một số người phê phán và đòi từ bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin, đòi xóa hoặc đổi tên Đảng Cộng sản. Những người như vậy liệu có phản bội lại sự hy sinh của thế hệ ông cha, liệu có vi phạm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”?
Để giải quyết vấn đề trên – “vấn đề mà nhiều bạn trẻ đặt ra yêu cầu giải đáp”, ông Cống phân tích qua trải nghiệm của bản thân. Ông nói, từ 9 tuổi (năm 1945) ông đã đọc sách “Chủ nghĩa Lênin”, lớn lên học khá nhiều cả ở trong nước và ở LiênXô, đến nay trên 70 tuổi (năm 2006 trở đi)…đã vượt qua được sự sợ hãi nên mới công khai viết một số bài phê phán và vận động từ bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin”. Ông “tóm tắt thành 4 giai đoạn là tin, nghi, sợ, vượt”. Ông nói: “qua nghiên cứu tôi nhận ra sự sai lầm từ gốc của Chủ nghĩa Mác – Lênin, thấy rằng nó là tai họa cho nhân loại nói chung và cho dân tộc Việt Nam”.
Phải nói rằng, ông là một trong số những người được học nhiều và được hưởng nhiều ưu đãi của chế độ mới. Trong hoàn cảnh đất nước đang trải qua các cuộc chiến tranh tàn khốc, hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đang chiến đấu gian khổ và hy sinh trên các mặt trận thì ông được hưởng ưu đãi lớn, được nhà nước cho đào tạo rất cơ bản ở trong nước và cả đi học ở nước ngoài. Đáng lẽ ông phải là một trong những “hạt giống” để xây dựng, phát triển đất nước mới đúng. Nhưng tiếc thay, những gì ông đã nói cho ta thấy, ông học nhiều về Chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng không hiểu thực chất, bản chất khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, bị bệnh sách vở, giáo điều, tách rời lý luận với thực tiễn, tách Chủ nghĩa Mác – Lênin khỏi phong trào cách mạng hiện thực để xem xét máy móc, phiến diện, thậm chí có thể nói ông đã chuyển lập trường từ phía những người cách mạng về phía những kẻ phản bội, phản động, phản cách mạng, Ông học về lý luận khoa học và cách mạng, nhưng trước thử thách của những biến cố thực tiễn, ông đã không vượt qua được, đang sám hối về đời mình đã chót tin theo Chủ nghĩa Mác – Lênin, về Đảng Cộng sản, trở thành kẻ phản bội lý tưởng cách mạng của ông cha. Bốn giai đoạn “giác ngộ” Chủ nghĩa Mác – Lênin mà ông khái quát đã nói lên điều đó.
Ông lập luận rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1930 tuy có liên quan đến Chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng thực sự là dựa trên lòng yêu nước của nhân dân mà chủ yếu là của những người ưu tú để đánh đuổi thực dân, giành độc lập, chống áp bức chứ không phải để thực thi Chủ nghĩa Mác – Lênin bằng đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, càng không phải để xây dựng chế độ độc tài. Tiêu đề Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc do Hồ Chí Minh nêu ra là một minh chứng”.
Qua lập luận của ông, cho thấy ông học nhiều nhưng hiểu biết ít, chỉ hiểu được một phần về sự ra đời của Đảng, không hiểu hết và hiểu đúng quy luật hình thành của Đảng ta. Những thập niên đầu của thế kỷ XX, Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối. Không chỉ phong trào cộng sản mà còn nhiều phong trào theo các ý thức hệ khác nhau, do các nhà có tư tưởng cách mạng khởi xướng và lãnh đạo đều có thừa lòng yêu nước, ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc. Nhưng nhân dân đã theo Đảng Cộng sản lãnh đạo, đứng lên đấu tranh giành độc lập, vì Đảng đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng chủ nghĩa xã hội với những mục tiêu “dân cày có ruộng”, xóa bỏ áp bức, bóc lột, đem lại cơm no, áo ấm cho đại đa số nhân dân lao động đang lầm than, đói khổ. Các phong trào yêu nước khác theo ý thức hệ tư sản, phong kiến không đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân nên nhân dân không theo. Như vậy, Chủ nghĩa Mác – Lênin là lý luận khoa học về cách mạng XHCN đã có mảnh đất để gieo hạt giống là phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền là một ngay từ đầu và mãi mãi trong quá trình cách mạng, cả trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Hoàn toàn không có vấn đề trước đây nhân dân tin theo Đảng chỉ vì yêu nước như ông Cống đã hiểu sai. Đó là cơ sở sâu xa của việc của việc các thế hệ ông cha ta theo Đảng, theo Chủ nghĩa Mác – Lênin làm cách mạng. Còn về tiêu đề Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tiêu đề Cộng hòa XHCN Việt Nam thì ông đã nhận thức rất hời hợt. Ông không nhận thức được hai cái tên đó không khác gì về bản chất, bởi CNXH bao hàm trong đó đặc trưng là một chế độ dân chủ.
Ông còn lập luận tiếp: “Ở Việt Nam Chủ nghĩa Mác – Lênin tồn tại được, ban đầu là bám vào lòng yêu nước của các thành phần ưu tú của dân tộc. Đảng Cộng sản phát triển được là dựa vào lòng yêu nước của phần đông nhân dân. Nhưng đến khi đã nắm được chính quyền thì Đảng Cộng sản lại vì bảo vệ và thực thi ý thức hệ cộng sản mà đề cao chuyên chính vô sản, thâu tóm quyền lực, hình thành nên giai cấp thống trị mới với các nhóm lợi ích, với tệ tham nhũng, mua quan bán tước”.
Nói rằng Đảng Cộng sản chỉ bảo vệ ý thức hệ cộng sản là hiểu máy móc, hình thức. Khi nói bảo vệ Chủ nghĩa Mác – Lênin là nói đến bảo vệ lý luận khoa học và cách mạng, bảo vệ lý tưởng cách mạng, đó là độc lập dân tộc và CNXH. Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội với những đặc trưng tổng quát là: “xã hội do nhân dân làm chủ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó cũng là một hệ giá trị phù hợp với tiến bộ xã hội mà nhân loại đang phấn đấu.
Từ việc phân tích những hiện tượng tiêu cực trong Đảng, ông rút ra kết luận là: “Những kẻ tham nhũng đang cầm quyền, đang mua quan bán chức, đang đàn áp dân chủ và tạo nên những oan trái cho dân, những kẻ đang thần phục, chịu lệ thuộc vào Trung Cộng, dâng đất đai, biển đảo cho chúng chính là bọn phản lại sự hy sinh xương máu của ông cha, phản lại mục tiêu cao đẹp của cách mạng là tự do, hạnh phúc của toàn dân. Chúng nó luôn mồm cao giọng tuyên bố là kế tục sự nghiệp cách mạng cứu nước của các bậc tiền bối, nhưng thực tế chúng nó đã phản bội lại lý tưởng ban đầu của các chiến sĩ cộng sản, chúng nó chiếm đoạt thành quả của dân tộc để làm giàu riêng”.
Ở đây, ông đã theo quan điển cực đoan để phân tích, đánh giá một số hiện tượng xã hội. Một số cá nhân trong Đảng thoái hóa, biến chất không thể làm thay đổi bản chất Đảng. Mục tiêu, lý tưởng của Đảng từ trước đến nay rất rõ. Thành quả cách mạng, của sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta giành được dưới sụ lãnh đạo của Đảng là không thể phủ nhận. Với thành tựu của gần 30 năm đổi mới, những mục tiêu thiên niên kỷ đã và đang được thực hiện tốt, nhanh, sớm được thế giới thừa nhận. Trong Đảng đang có một bộ phận tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, Đảng đã nhận thức được và cảnh báo là một nguy cơ không thể xem thường. Đảng đang ra sức sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, có những giải pháp hiệu quả để chống tiêu cực, tham nhũng, xứng đáng là một Đảng tiền phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn.
Ông Cống còn cho rằng: “Đảng Cộng sản hiện nay và Đảng Cộng sản lúc thành lập là cùng tên nhưng bản chất không giống nhau, là hai đảng khác xa nhau. Ông cha ta theo Đảng Cộng sản là theo đảng trước đây chứ không theo đảng bây giờ”.
Việc ông nói Đảng biến chất là một sự xuyên tạc, chỉ nhìn một số hiện tượng mà không nhìn thấy bản chất, nhìn cái bộ phận mà không nhìn toàn thể. Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đang lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước với những thành công được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế ghi nhận. Trải qua các thời kỳ khác nhau, Đảng không có mục tiêu nào khác ngoài độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Bản chất của Đảng không hề thay đổi, Đảng đại diện cho lợi ích chân chính của giai cấp công nhân, của nhân dân và của dân tộc.
Ông Cống cho rằng: “Ông cha ta đã nhầm đường, không lẽ chúng ta lại tiếp tục đi theo một cách mù quáng”. “Làm con cháu mà không sửa được cái sai, cái nhầm của ông cha là loại ngu đần, tưởng là có hiếu nhưng thật ra là bất hiếu”. Ông đi đến kết luận và ra lời kêu gọi thế hệ trẻ: “Những người phê phán và vận động từ bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin mới là người yêu nước, yêu dân thật sự…họ mới chính là những người tiếp bước sự nghiệp và nguyện vọng của ông cha…Mong các bạn trẻ tỉnh táo, tự suy nghĩ bằng đầu óc của mình, dùng thực tế để kiểm chứng, đừng bị mắc vào vòng tuyên truyền lừa dối”.
Có thể thấy, việc ông Cống đã chuyển hẳn lập trường, đứng và hàng ngũ những kẻ phản bội, phản động để kêu gọi thế hệ trẻ xóa bỏ Đảng, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ nhận mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Rõ ràng, ông không chỉ sai, mà còn phản bội lại mục tiêu, lý tưởng của ông cha, phủ nhận sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước. Đến đây thì mọi người đã rõ, đã nhìn ra chân tướng của ông, một người có quan điểm phiến diện, cực đoan và phản động – chính ông Nguyễn Đình Cống và những kẻ như ông mới là những kẻ đang phản bội mục tiêu, lý tưởng cách mạng của nhân dân ta, đang phản bội ông cha ta. Chắc các bạn trẻ của ta tỉnh táo, không dễ gì mắc lừa những luận điệu của ông.
Kể ra sự sám hối của Nguyễn Đình Cống được viết ra cũng là một chiêu cao tay, nếu không đọc kỹ thì cứ tưởng là thành thực. Nhưng sâu xa bài viết này của Nguyễn Đình Cống nhằm gây hoài nghi, giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, nhất là đối với thế hệ trẻ – những người luôn có khao khát phấn đấu, trưởng thành nhưng bản lĩnh và kinh nghiệm sống còn ít. Nhưng thưa với Nguyễn Đình Cống rằng: thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay vẫn đủ sáng suốt, không bị lú lẫn như ông đâu mà trở thành tay sai cho giặc, để làm nghề chuyên “chửi thuê, rủa mướn” như ông đang làm hiện nay./.
Là một người đã từng nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, hẳn ông Cống cũng thừa hiểu mình là một kẻ cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác như bao kẻ cơ hội khác đã làm trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự xét lại của ông đối với chủ nghĩa Mác – Lênin có hai nguyên nhân: thứ nhất, có thể do nhận thức vẫn chưa thấm được những lý lẽ khoa học và tính nhân văn cao cả của chủ nghĩa Mác, nghĩa là có học, nhưng học chưa tới nơi; thứ hai, có thể do ông đã tự diễn biến, tự chuyển hóa trước sự chống phá của bọn người bán nước, hại dân, hay là sự hoa mắt trước lối sống phương Tây mà ông “mới nhận ra”. Hai nguyên nhân này, ông nhận cho mình cái nào? Còn đối với mỗi người dân Việt Nam chúng tôi, những kẻ mà đất nước tạo điều kiện cho ăn học để phục vụ đất nước, như ông đã công nhận, nhưng rồi lại trở cờ, lật lọng thì dân gian gọi là “phường ăn cháo đá bát” ông Cống ạ!
Nguyễn Đình Cống, tôi được biết ông ta cũng là một người có học thức, được học hành tử tế. Nếu như là người có lương tâm và trách nhiệm với con người, xã hội và đất nước thì lẽ ra ong nên mang những kiến thức đó hiến kế cho Đảng, Nhà nước, nhân dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, ấy vậy mà ông ta lại làm điều ngược lại. Chính ông ta đã nhổ toẹt vào cái mà ông ta đang có (tri thức). Đúng là một kẻ “ăn cháo đá bát”
Hình như ông Nguyễn Đình Cống đang cố tình không hiểu một thực tế rằng từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Nhờ đó, Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Được nhà nước tạo điều kiện học hành tử tế giờ ông quay lại kêu gọi thế hệ trẻ từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin, đúng là một kẻ “ăn cháo đá bát”.
“con hơn cha là nhà có phúc” sự thật là nhà ông Cống chẳng hề có cái diễm phúc ấy. hẳn đời ông không ít thì nhiều đã hy sinh một phần cho độc lập, tự do ngày hôm nay ấy thế mà ông lại đang xúi dục con cháu mình từ bỏ, đánh mất điều thiêng liêng nhất. là một người dân tôi chẳng được học rộng, hiểu cao như ông nhưng tôi chỉ thấy đất nước đang thanh bình, dân tôi đang tự do làm ăn xây dựng quê hương mình thì chẳng có lý do gì để tôi từ bỏ cuộc sống như vậy. còn ông, sống trong hòa bình tự do có lẽ ông thấy khó chịu mà cuối đời lại muốn làm thân nô lệ một lần nữa. thật là “lừa già ưu nặng, đánh mãi chẳng chừa”
Sau cách mạng tháng Tám, trước tình cảnh đất nước “ngày cân treo sợi tóc”, nhiều nhà trí thức, nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài đẫ tình nguyện về nước tham gia cách mạng, nguyện một long theo Đảng, Bác Hồ. Chính những hành động cao cả và nhân văn đó, họ được nhân dân ta mãi mãi kính trọng, là tấm gương, một trong những biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước, nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam. Ấy vậy mà Nguyễn Đình Cống, một người được học hành tử tế, được Đảng, Nhà nước ta tạo mọi điều kiện để học tập, công tác lại đổ đốn, phản bội lại lý tưởng cách mạng dân tộc Việt Nam do Đảng ta và Bác Hồ đã lựa chọn. Liệu hắn có xứng đáng làm người không? Tôi cảm thấy đau cho cái đau của dân tộc, đau cho cái đau của gia đình ông ta vì đã sinh ra một kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu.
Người ta nói đã có kha khá bác sĩ tâm thần… rồi bị tâm thần
Người ta cũng nói có nhiều cảnh sát trở thành tội phạm khét tiếng gian xảo, ác độc
Người ta cũng thấy có nhiều người do học nhiều mà không đúng phương pháp rồi “tẩu hỏa nhập ma” hay dân ta vẫn gọi nôm na là “ngộ chữ”
Cho nên Nguyễn Đình Cống học nhiều Mác-Lê song lại không đúng phương pháp nên “ngộ chữ” cũng phải thôi.
Người ta hiểu rồi mới tin, niềm tin ấy sẽ vững chắc.
Nguyễn Đình Cống đến với Mác-Lê theo kiểu “lộn đầu xuống đất” là tin không cần hiểu. Nên niềm tin của ông Cống này là adua, là tin theo kiểu “thừa nhận không chứng minh” nên nó tan vỡ như bong bóng xà phòng thì cũng dễ hiểu thôi.
Cái gì dễ đến thì cũng sẽ dễ đi mà.
Niềm tin và con người ông Cống thực sự là hời hợt và cũng rẻ tiền thôi mà.
chủ nghĩa Mac – Lê nin là học thuyết cách mạng, khoa học không chỉ đã chỉ ra nguồn gốc của sự áp bức, bóc lột bất công trong xã hội mà còn chỉ ra con đường đấu tranh để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội giải phóng con người, xây dựng xã hội không còn áp bức bóc lột, bất công, con người được sống tự do ấm no hạnh phúc đi đến một xã hội tốt đẹp. Vậy mà một người tự nhận có nhiều thời gian nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lê nin không những không nhận thức được điều đó mà còn hiểu sai. Chứng tỏ ông Cống này cũng có học nhưng do dốt bền nên không nắm được gì, có học nữa cũng tón công đào tạo thôi. Thật đáng thương cho con người mắt mờ, chân chậm, thiểu năng trí tuệ này.
Bế Bế Mạnh Đức là thành phần bất mãn… Cuộc đời ông chỉ nhìn xuống không chịu ngẩng mặt lên, không nhìn trước, ngó sau. Thử hỏi ông cha nhà ông xem họ nói thế nào, chế độ này đã cho ông và cả gia tộc nhà ông những gì…?
Thương thay cho ông Cống quá! Tưởng rằng thân phận “chuột cống” của ông sẽ mãi chịu an phận nơi tối tăm, bẩn thỉu để qua đi cái kiếp này. Nào ngờ, cái cổ “chuột” của ông cũng bị những “phường hề”, “rạp xiếc” buộc dây thòng lọng để làm trò tiêu khiển, làm con rối trong tay của chúng. Giá như, Cống đừng “sám hối” thì có lẽ tổ tiên, dòng họ của ông cũng mở mày, mở mặt phần nào vì ông. Thế nhưng, ông lại không giữ vững lập trường, lại sa ngã trước những cám dỗ để thân phận ông và dòng họ ông mãi mãi nhơ nhuốc thay. Tiếc..