Âm mưu phủ nhận bản chất tốt đẹp của nền giáo dục Việt Nam

Cách đây 73 năm, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (02/9/1945 – 02/9/2018). Bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ đó, đã mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Kỷ niệm 73 năm ngày Quốc khánh 2/9, bao thế hệ người dân Việt Nam dù đang làm gì, ở bất kỳ nơi đâu cũng đều cảm thấy tự hào, xúc động khi được sống trong khí thế hào hùng, sôi sục của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đặc biệt là ngày Quốc khánh 2/9/1945 lịch sử.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những kẻ cơ hội, phản động chuyên đi “bới móc”, với những luận điệu xuyên tạc, bóp méo giá trị lịch sử của Bản Tuyên ngôn, nhằm thực hiện những mưu đồ chính trị đen tối, thấp hèn. Nổi bật nhất, trên trang danlambao ngày 4/9/2018 “Ban biên tập Xã luận Bán nguyệt san Tự do ngôn luận” có đăng bài “Hơn cả thực dân Pháp” đã cố tình trích dẫn một số nội dung trong Bản Tuyên ngôn Độc lập và sử dụng các luận điệu xuyên tạc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực giáo dục để bôi nhọ, nói xấu Đảng, khi cho rằng “Để củng cố chủ trương độc tài Đảng trị, đảng CS và VM áp dụng chính sách “giáo dục phục vụ chính trị”. Đó là nền giáo dục nhằm mục đích trên lý thuyết là phục vụ nhân dân, nhưng trên thực tế là phục vụ chế độ do đảng CS lãnh đạo”. Từ đó, đưa ra luận điệu hết sức nhảm nhí và tai hại khi xác định “Luật giáo dục hiện hành là cương lĩnh cho chính sách tiêu diệt ý chí con người và bản lĩnh dân tộc”.

Có thể thấy, những lời lẽ, giọng điệu trên của cái gọi là “Ban biên tập” báo này, thực chất là nhằm phủ nhận những giá trị lịch sử của Bản Tuyên ngôn Độc lập; phủ nhận công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như mục đích, tôn chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành thực hiện trong suốt 73 năm qua. Dựa trên cơ sở việc làm này, các thế lực thù địch âm mưu làm thay đổi căn bản đường lối phát triển giáo dục của Đảng ta theo ý đồ có lợi của chúng, nguy hiểm hơn, bọn chúng đánh lừa nhân dân, làm phai nhạt niềm tin và những giá trị tốt đẹp vốn có của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng trong lòng nhân dân, dân tộc. Từ đó, gây ra mâu thuẫn, chia rẽ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân và tiến tới thực hiện mưu đồ thâm độc, từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Thực tiễn chứng minh, trong Bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn, kịch liệt phê phán chế độ thực dân Pháp sử dụng “chính sách ngu dân” nhằm thực hiện mưu đồ để dễ dàng cai trị đất nước ta. Đồng thời, ngay trong buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (3/9/1945), Người đã nhận thức rõ nhiệm vụ cấp bách của cách mạng nước ta phải thực hiện nhiệm vụ “chống nạn mù chữ trong nhân dân” nhằm giải quyết hậu quả 95% dân số nước ta bị mù chữ do thực dân Pháp để lại. Chỉ sau 3 năm thực hiện, đến năm 1948, 6 triệu người nước ta đã thoát nạn mù chữ và đến năm 1952 là 10 triệu người, chiến dịch xoá nạn mù chữ cơ bản được hoàn thành. Với việc làm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn hướng tới mục tiêu là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ dân trí, văn hóa của nhân dân; giúp người dân có ý thức đầy đủ về quyền lợi và bổn phận của công dân một nước độc lập; biết khai thác hết khả năng vốn có của mình để góp phần giúp cho dân tộc vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thực hiện thắng lợi công cuộc kháng chiến cứu nước đặt ra.

Trải qua 73 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập cho đến nay, nền giáo dục nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định rõ nét là một nền giáo dục thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Một nền giáo dục hướng tới mục tiêu duy nhất, “là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đúng như Luật Giáo dục đã khẳng định, chứ không phải là “trên lý thuyết là phục vụ nhân dân, nhưng trên thực tế là phục vụ chế độ do đảng CS lãnh đạo”; không phải là “chính sách tiêu diệt ý chí con người và bản lĩnh dân tộc” mà cái gọi là “Ban biên tập” này rêu rao, quy chụp.

Thiết nghĩ, những kẻ viết bài trên không có đóng góp gì cho nền giáo dục nước nhà, cũng như không có ý nghĩa gì cho củng cố những giá trị bền vững của dân tộc suốt 73 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thực chất đã bộc lộ rõ họ là bọn cơ hội, phản động; thường xuyên sử dụng những luận điệu “lươn lẹo”, lợi dụng, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc thực tiễn, làm tổn hại đến sự ổn định chính trị – xã hội, đi ngược lại nguyện vọng, lợi ích của nhân dân.  Do đó, chúng ta cần hết sức cảnh giác, lên án mạnh mẽ, đề cao trách nhiệm đấu tranh bác bỏ các luận điệu sai trái, phản động của những kẻ trên.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

13 thoughts on “Âm mưu phủ nhận bản chất tốt đẹp của nền giáo dục Việt Nam

  • 24 Tháng Chín, 2018 at 8:13 sáng
    Permalink

    Nền giáo dục Việt Nam là nhằm đào luyện ra những con người có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Reply
  • 24 Tháng Chín, 2018 at 9:21 sáng
    Permalink

    Trải qua 73 năm, nền giáo dục của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định rõ nét là một nền giáo dục thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thực tế đó hoàn toàn đối lập với những những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù!

    Reply
  • 24 Tháng Chín, 2018 at 10:52 sáng
    Permalink

    Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, suốt 73 năm qua kể từ khi nước Việt Nam giành được độc lập, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam ngày càng quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, vì giáo dục liên quan đến sức mạnh, sự trường tồn, hưng thịnh của quốc gia. Đảng ta nhiều lần khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Vì vậy, trong từng thời kỳ cách mạng, giáo dục Việt Nam luôn có sự cải cách, đổi mới để theo kịp sự phát triển của thời đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Reply
  • 24 Tháng Chín, 2018 at 6:46 chiều
    Permalink

    Dù gì đi nữa cũng không thể phủ nhận thành quả của nền giáo dục Việt Nam, những kẻ cố tình xuyên tạc, phủ nhận bản chất tốt đẹp ấy của nền giáo dục Việt Nam mới thực sự là những kẻ méo mó, dị dạng cần phản bác

    Reply
  • 24 Tháng Chín, 2018 at 9:11 chiều
    Permalink

    Nền giáo dục Việt Nam hướng tới mục tiêu duy nhất là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

    Reply
  • 25 Tháng Chín, 2018 at 6:51 sáng
    Permalink

    Âm mưu của các thế lực thù địch thực chất là nhằm phủ nhận những giá trị lịch sử của Bản Tuyên ngôn Độc lập; phủ nhận công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như mục đích, tôn chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành thực hiện trong suốt 73 năm qua.

    Reply
  • 25 Tháng Chín, 2018 at 8:50 sáng
    Permalink

    Chỉ có những kẻ cơ hội, phản động mới phủ nhận bản chất tốt đẹp của nền giáo dục Việt Nam

    Reply
  • 25 Tháng Chín, 2018 at 10:36 sáng
    Permalink

    Xuyên tạc, bóp méo bản chất tốt đẹp nền giáo dục của Việt Nam hiện nay là những luận điệu thể hiện bản chất phản động, chống phá của những kẻ cơ hội, đê hèn.

    Reply
  • 25 Tháng Chín, 2018 at 8:42 chiều
    Permalink

    Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, suốt 73 năm qua kể từ khi nước Việt Nam giành được độc lập, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam ngày càng quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, vì giáo dục liên quan đến sức mạnh, sự trường tồn, hưng thịnh của quốc gia.

    Reply
  • 26 Tháng Chín, 2018 at 9:12 sáng
    Permalink

    Chúng ta cần hết sức cảnh giác, lên án mạnh mẽ, đề cao trách nhiệm đấu tranh bác bỏ các luận điệu sai trái, phản động của những kẻ trên.

    Reply
  • 26 Tháng Chín, 2018 at 11:15 sáng
    Permalink

    Những kẻ viết bài trên không có đóng góp gì cho nền giáo dục nước nhà mà rõ ràng họ là bọn cơ hội, phản động, dùng những luận điệu “lươn lẹo”, lợi dụng, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc thực tiễn, làm tổn hại đến sự ổn định chính trị – xã hội, đi ngược lại nguyện vọng, lợi ích của nhân dân.

    Reply
  • 26 Tháng Chín, 2018 at 8:18 chiều
    Permalink

    Nền giáo dục Việt Nam đã tạo ra nhiều nhân tài, thi giành giải cao trên thế giới. Đấy là kết quả minh chứng.

    Reply
  • 14 Tháng Một, 2019 at 7:13 sáng
    Permalink

    Bản chất tốt đẹp của nền giáo dục nước ta là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.