Vững bước tiến lên theo con đường Cách mạng Tháng Tám (Kỳ một)
Hàng năm nhân dân cả nước ta lại luôn vui mừng chào đón và tổ chức kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mồng 2 tháng 9, với bao niềm hân hoan bởi thành quả to lớn mà cuộc cách mạng vĩ đại này đã đem lại cho non sông, đất nước và con người Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng vào dịp này, lại thấy đâu đó vẫn còn những suy nghĩ và hành động lệch lạc, sai trái phản động, phủ nhận xuyên tạc sự kiện lịch sử và giá trịn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chúng đưa ra những thông tin thật – giả, đúng – sai lẫn lộn, ngụy tạo bằng những mâu thuẫn, quy luật xã hội… hòng tiêm nhiễm về một “cuộc cách mạng xã hội” ở Việt Nam lần thứ 2. Ví như, kiểu khích động tư tưởng phản loạn về một cuộc “Cách mạng Tháng 8 phần thứ 2”… Sự lệch lạc, sai trái đó được thể hiện trên các vấn đề sau:
- Đa nguyên không phải là mục tiêu chính trị của Cách mạng Tháng Tám
Những kẻ huyễn tưởng về một cuộc “cách mạng lần thứ 2” ở Việt Nam bao giờ cũng cho rằng mình là “vĩ nhân”. Dưới con mắt của họ thì Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam bao giờ cũng chỉ có “những thành công nhất định”, và cần phải được “sửa chữa”, “bổ sung”; còn nếu không làm được thì bóp méo và xuyên tạc nó. Âm mưu của những tư tưởng phản loạn này thể hiện rõ ở việc họ bịa ra: “ĐA NGUYÊN” là một trong mục tiêu của Cách mạng Tháng Tám???
Thực tế cho thấy, mỗi người dân Việt Nam sống trong thời khắc lịch sử của cuộc Cách mạng mùa Thu năm 1945, 73 năm trước đây, sau đó, cũng như hiện nay đều thấy trong toàn văn và tinh thần của bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho quốc dân, đồng bào trịnh trọng tuyên bố với thế giới; cũng như trong bản Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946… không hề có lấy một chữ, một câu, hay một tinh thần nào viết đến, nhắc đến hay xác định về xây dựng thể chế chính trị “ĐA NGUYÊN” là một mục tiêu của Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Xin nhắc để các “vĩ nhân” biết rằng, trong bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: ĐỘC LẬP, TỰ DO, DÂN CHỦ, BÌNH ĐẲNG là những mục tiêu của Cách mạng Tháng Tám. Ở đó, từ “Độc lập” được nhắc đến 8 lần, “Tự do” 10 lần, “Dân chủ” 4 lần, “Bình đẳng” 6 lần… Đặc biệt, “tự do và độc lập” là tinh thần, tư tưởng và mục tiêu cơ bản và rõ nét nhất. Còn “dân chủ cộng hòa” là thể chế chính trị của Nhà nước Việt Nam; và “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” là những mục tiêu cơ bản của nhân dân Việt Nam đã được xác định trong Hiến pháp năm 1946.
Nói và viết như các “vĩ nhân” đó, ấy là điều xuyên tạc lịch sử, hạ thấp tư tưởng tiến bộ và cách mạng của bản Hiến pháp, bôi xấu trình độ dân trí của nhân dân Việt Nam từ ngày lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay. Cái “đa nguyên” đó đã lạc hậu, bị lịch sử tư tưởng tiến bộ của nhân loại bỏ qua, vượt qua ngay từ đầu thế kỷ XX. Hơn nữa, các “vĩ nhân” cũng phải xem lại trong Hiến pháp của nước Pháp hay nước Mỹ cũng không hề hiến định một câu từ nào về “đa nguyên”. Thực tế, ở các nước đó trên cả mặt luật pháp và đời sống xã hội pháp luật cũng làm gì có “đa nguyên”, mà bản chất cuối cùng của trật tự xã hội cũng chỉ là “cá lớn nuốt cá bé”, đảng lớn quyết định hết thảy theo lối “cả vú lấp miệng em”. Việc có nhiều đảng tham gia chính trường cũng chỉ là một thủ đoạn che đậy cho cái thói dân chủ “đa nguyên” giả hiệu bấy lâu nay.
- Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là sự nối tiếp tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, trên tinh thần dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam
Các “vĩ nhân” đó không chỉ “viết lại” lịch sử, bịa đặt ra mục tiêu “đa nguyên”, mà còn phản ánh sai lệch về bản chất của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Họ cho rằng: “Tóm lại Cách mạng Tháng 8 và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bấy giờ thực chất không mang một yếu tố nào là “CỘNG SẢN” cả”!!! Điều này cho thấy, họ có nhận thức hết sức non kém về kiến thức văn hóa phổ thông về lịch sử nhân loại và lịch sử Việt Nam. Những người kêu gọi thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay lẽ ra phải là những người “tinh hoa” cả về văn hóa, lịch sử và chính trị… Ấy vậy mà, văn đã dốt, võ đã dát, lại còn thêm “mù về sử”, thì làm sao có thể thuyết phục người khác nghe theo và làm cái “cuộc cách mạng lần 2”, thực hiện mục tiêu “đa nguyên” của các vị được?
Xin hạ lời nhắc lại kiến thức phổ thông của các cháu học sinh ở trên khắp thế giới cho các “vĩ nhân” để thêm phần thông thái rằng: Người ta nói Cách mạng Pháp, Cách mạng Mỹ, hay cách Nga (1917), là để nói nên sự khác nhau về tính chất, nội dung bản chất của các cuộc cách ấy. Cách mạng Pháp, Cách mạng Mỹ là những cuộc cách mạng tư sản, do giai cấp tư sản và chính đảng của nó (Đảng Tư sản) lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ phong kiến, dành quyền và lợi ích trước tiên cho giai cấp tư sản. Còn nói Cách mạng Nga (1917) là cách mạng vô sản, do giai cấp công nhân và chính đảng của nó (Đảng Cộng sản) lãnh đạo, thực hiện mục tiêu lý tưởng cộng sản là dành quyền và lợi ích cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc… Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Việt Nam đã thực hiện theo tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), cả về nội dung và hình thức của nó. Vậy thì làm sao có thể nói nó “không một yếu tố nào là cộng sản” được?.
Hơn nữa, xin nói để các vị “đa nguyên” biết, Cách mạng Tháng Tám thành công là do một phần rất quan trọng của 5.000 đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện đường lối của Đảng, lãnh đạo cả dân tộc Việt Nam đứng lên khởi nghĩa, đấu tranh dành được chính quyền từ tay Nhật, lập đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn, thiết lập nên nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Nhân dân cả nước đã đồng lòng đi theo ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh để không chỉ thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, mà còn thực hiện các mục tiêu xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Rõ ràng, Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Việt Nam vừa thể hiện tinh thần dân tộc, vừa thể hiện bản chất quốc tế vô sản, hướng theo ngọn cờ, tư tưởng vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). Phủ nhận tính chất cộng sản và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám không còn là điều mới mẻ ở các vị “đa nguyên”, có mới chăng chỉ là sự kích động thêm tư tưởng bạo động ở nhúm người bất đồng chính kiến và bất lực trước thành tựu lớn mạnh mà cuộc cách mạng này đã đem lại cho nhân dân Việt Nam mà thôi. (còn nữa)
Tôi đồng tình với tác giả bài viết về nhận định: Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là sự nối tiếp tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, trên tinh thần dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam.
Phủ nhận tính chất cộng sản và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám là âm mưu thâm độc nhằm mục đích chính trị đen tối.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện đường lối của Đảng, lãnh đạo cả dân tộc Việt Nam đứng lên khởi nghĩa, đấu tranh dành được chính quyền thống nhất đất nước.Cả nước vui mừng chào đón và kỷ niệm ngày quốc khánh mồng 2 tháng 9,cách mạng tháng 8 với bao niềm hân hoan bởi thành quả to lớn mà cuộc cách mạng vĩ đại đã đem lại cho non sông, đất nước và con người Việt Nam ta.
Cách mạng Tháng Tám thành công là do một phần rất quan trọng của 5.000 đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện đường lối của Đảng, lãnh đạo cả dân tộc Việt Nam đứng lên khởi nghĩa, đấu tranh dành được chính quyền từ tay Nhật, lập đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn, thiết lập nên nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Nhân dân Việt Nam luôn hân hoan, vui mừng chào đón, kỷ niệm ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mồng 2 tháng 9.
MỘT ÂM MƯU NHẰM HẠ THẤP VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHI CỐ TÌNH XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cả dân tộc Việt Nam đứng lên khởi nghĩa, đấu tranh dành được chính quyền thống nhất đất nước
Tinh thần và giá trị của Cách Mạng Tháng Tám mãi soi sáng đường cho chúng ta đi!.
Nhân dân cả nước đã đồng lòng đi theo ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh để không chỉ thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, mà còn thực hiện các mục tiêu xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam