“Nhìn thấy cây mà không thấy rừng”
Có ý kiến cho rằng “Một khi quân đội dính vào tiền bạc thì các viên đạn bọc đường đến từ kinh tế có thể làm mềm và rối loạn hướng phòng thủ của các nòng súng”, hãy bình luận về vấn đề này.
Ý kiến nêu trên mới đọc qua, thoảng thấy có ý hợp lý nhưng lắng lại, đọc và hiểu sâu hơn thì thấy không ổn, vì bất hợp lý nếu không nó là sai lầm, một sai lầm rất nghiêm trọng: phủ nhận chức năng là đội quân lao động sản xuất mà Đảng, Nhà nước ta đã ghi trong các Văn kiện Đảng, Nhà nước.
Công bằng mà nói nó có ý hợp lý bởi nó nêu được vấn đề và ít nhiều mang tính dự báo qua hai từ “có thể” để cảnh tỉnh, nhắc nhở bất cứ là ai, quân đội nào cũng vậy, nếu dính vào tiền bạc bất minh, không chính đáng đều có thể bị gục ngã bởi “viên đạn bọc đường” của thời kinh tế thị trường. Đối với những người cầm súng bảo vệ chế độ, giai cấp, phục vụ trong quân đội ở nước nào cũng vậy, nếu bị mua chuộc, dụ dỗ, sa vào cạm bẫy của đồng tiền bất bất minh, bất chính thì có thể bị làm mềm và rối loạn hướng phòng thủ của các nòng súng. Điều đó có thể xảy ra.
Sai lầm của ý kiến trên là ở chỗ: Nó ám chỉ Quân đội nhân dân Việt Nam “dính vào tiền bạc”, đã đồng nhất, đánh lộn sòng “cái chung” là quân đội ta, tức là toàn thể cán bộ, chiến sĩ với “cái riêng” là một số cán bộ, chiến sĩ ở một vài đơn vị làm kinh tế nào đó do thiếu rèn luyện, tu dưỡng nên bản lĩnh chính trị non kém, bị mua chuộc, cám dỗ của đồng tiền thì số cán bộ, chiến sĩ này có thể bị bắn gục ngã bởi “viên đạn bọc đường”, có thể bị run tay, mềm yếu và bị rối loạn hướng phòng thủ của các nòng súng. Có thể có điều đó, nếu sự quản lý của một đơn vị quân đội làm kinh tế buông lỏng sự quản lý, thiếu công khai, minh bạch trong thu chi, quản lý ngân sách, tài sản công, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm.
Sai lầm của ý kiến nêu trên là “chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”, “chỉ biết một mà không biết hai”; không phân biệt được phái trái, đúng sai; không thấy rõ bản chất, chức năng, nhiệm vụ, lịch sử truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều điểm khác với quân đội của các nước khác. Phát biểu mà thiếu suy nghĩ, không thấy hậu họa của nó và đằng sau những lời nói ấy là âm mưu chống phá Quân đội ta; là gây ra nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào quân đội, dẫn đến sự kích động chống lại quân đội, chia rẽ quân đội với Đảng, Nhà nước; tiến tới phủ nhận chức năng “là đội quân lao động sản xuất” của Quân đội ta. Một chức năng rất quan trọng của quân đội; cản trở quân đội tham gia phát riển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chủ động, tích cực xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Đây là một âm mưu đòi “phi chính trị hóa quân đội”, “dân sự hóa quân đội” rất nguy hiểm, cần phải lật tẩy, phê phán, bác bỏ./
vận động đổi thay theo quy luật là linh hồn của phép biện chứng.