Hãy đến Việt Nam mà xem quyền công dân được tự do bầu cử, ứng cử Quốc hội

Nhằm phá hoại bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 ở Việt Nam, hiện nay trên một số phương tiện thông tin, trang mạng xã hội, blog cá nhân xuất hiện những luận điệu cho rằng cho rằng chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay không cho công dân thực hiện quyền tự do ứng cử. Đây là sự xuyên tạc trắng trợn luật pháp bầu cử Quốc hội ở Việt Nam và xuyên tạc thực tế. Bởi vì:

Trước hết, chế độ bầu cử hiện hành ở Việt Nam cho phép mọi công dân Việt Nam đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp luật đều có quyền ứng cử vào Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp như sau:

– Điều 2, Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 (do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 26/5/2015, có hiệu lực từ 1/9/2015) quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”. Điều 3, Luật trên quy định rõ tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội: “Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội”.

– Điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội (do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ 1/1/2016) quy định tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội như sau:

  1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
  3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
  4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
  5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

– Điều 7, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương quy định tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp như sau:

  1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh,kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
  3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
  4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Thứ hai, thực tiễn hiện nay ở Việt đã có nhiều công dân thực hiện quyền ứng cử tự do vào Quốc hội khóa XIV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 ở nhiều địa phương.

Tổng hợp sơ bộ của phóng viên thường trú TTXVN tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai, các tỉnh, thành phố đã có 969 người được lập danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và 7.462 người được lập danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Số người tự ứng cử tăng hơn so với nhiệm kỳ trước, nhất là ở hai thành phố lớn Hà Nội (48 người) và Thành phố Hồ Chí Minh (73 người). Theo đánh giá của Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Nguyễn Văn Pha, đây là tín hiệu tốt vì số người tự ứng cử tăng lên sẽ giúp cho Mặt trận Tổ quốc các cấp có thêm nhiều lựa chọn để qua hiệp thương giới thiệu được những người thực sự tiêu biểu vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân các cấp.

Như vậy, chế độ bầu cử hiện hành ở Việt Nam cũng như thực tiễn quá trình giới thiệu cử, ứng cử vào Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 ở Việt Nam cho thấy, luận điệu cho rằng chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay không cho công dân thực hiện quyền tự do ứng cử là sự tuyên tạc nhằm mục đích phá hoại bầu cử ở Việt Nam. Chúng ta cần cảnh giác với những luận điệu này.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Hãy đến Việt Nam mà xem quyền công dân được tự do bầu cử, ứng cử Quốc hội

  • 23 Tháng Năm, 2016 at 1:31 chiều
    Permalink

    Luận điệu cho rằng chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay không cho công dân thực hiện quyền tự do ứng cử là sự tuyên tạc nhằm mục đích phá hoại bầu cử ở Việt Nam. Luận điệu tuyên truyền đó chỉ có thể lừa bịp được những người nhẹ dạ chưa hiểu về Việt Nam. Còn đối với số đông đã biết, đã hiểu thực tế bầu cử ở Việt Nam sẽ dễ dàng mục đích xuyên tạc, phá hoại của luận điệu đó.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.